Hiệu quả của chất chiết cây hoàn ngọc đến hệ miễn dịch cá tra

Chất chiết lá hoàn ngọc kích thích miễn dịch không đặc hiệu của cá tra.

cá tra
Nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là loài cá nuôi phổ biến và có thế mạnh xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm gần đây, mật độ nuôi tăng cao nhằm thâm canh hóa và gia tăng lợi nhuận theo mục tiêu của người nuôi. Thực tế cho thấy, nuôi thâm canh cá tra ảnh hưởng rất lớn tới môi trường nuôi theo diễn biến xấu, dẫn đến cá dễ bị nhiễm bệnh và khó kiểm soát. Các bệnh thường gặp và gây ảnh hưởng lớn đối với nghề nuôi cá tra thâm canh ở Việt Nam như gan thận mủ, bệnh xuất huyết phù đầu, trắng gan trắng mang, trắng đuôi. Do đó, giải pháp mới thay thế kháng sinh để phòng trị bệnh cho cá tra hiện rất quan trong và cần thiết.

Cây hoàn ngọc được đánh giá là nguồn dược liệu đa dụng, thường được sử dụng trong điều trị viêm nhiễm và có khả năng kháng khuẩn cao. Kết quả phân tích cho thấy mẫu lá cây hoàn ngọc rất giàu axit amin, khoáng chất và một số hợp chất có hoạt tính sinh học có giá trị như lupeol, lupenone, belutin và acid pomolic. 

Do đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của bổ sung chất chiết lá hoàn ngọc (Pseuderanthemum palatiferum (Wall.) Radlk) vào thức ăn lên tăng trưởng và đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

Thí nghiệm cho cá ăn thức ăn có bổ sung chất chiết cây hoàn ngọc

Thí nghiệm bao gồm 4 nghiệm thức được bố trí trong vòng 6 tuần. 

- Nghiệm thức 1:  đối chứng (không bổ sung chất chiết lá cây hoàn ngọc – gọi là chất chiết) (NT1)

- Nghiệm thức 2: bổ sung 0,02% chất chiết (NT2)

- Nghiệm thức 3: bổ sung 0,1% chất chiết (NT3) 

- Nghiệm thức 4: bổ sung 0,5% chất chiết (NT4)

Cá sau 6 tuần cho ăn thức ăn có bổ sung chất chiết được cảm nhiễm với vi khuẩn E. ictaluri.


Cây hoàn ngọc.

Hiệu quả của chất chiết cây hoàn ngọc với  vi khuẩn E. ictaluri

Tăng trưởng

Sau 6 tuần thí nghiệm, cá ở các nghiệm thức bổ sung chất chiết tăng khối lượng trung bình từ 12,9- 13,4 g. Tốc độ tăng trưởng tương đối (DWG) của cá ở các nghiệm thức dao động từ 0,31-0,32 (g/ngày), tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) dao động từ 0,87-0,92 (%/ngày) cao hơn cá ở nghiệm thức đối chứng (0,28 g/ngày; 0,79%/ngày). Nhìn chung, cá ở nghiệm thức bổ sung 0,5% chất chiết có tăng trưởng, DWG và SGR đạt cao nhất, cụ thể 13,4 g; 0,32 g/ngày; 0,92%/ngày cao hơn so với cá đối chứng (p>0,05).

Chỉ tiêu huyết học

Nghiên cứu này cũng đã thể hiện chất chiết có tác động lên một số chỉ tiêu huyết học của cá tra. Hầu hết mật độ hồng cầu và bạch cầu đều tăng cao ở nghiệm thức bổ sung 0,1% và 0,5% chất chiết. 

Mật độ tổng hồng cầu và tổng bạch cầu tăng cao có ý nghĩa ở các nghiệm thức bổ sung chất chiết lá cây hoàn ngọc. Sau 6 tuần thì hoạt tính lysozyme đạt giá trị cao nhất (90, 7 mg/mL) ở nghiệm thức 0,5%, khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức đối chứng (57,8 U/mL).

Tương tự tế bào lympho, kết quả thí nghiệm cho thấy chất chiết có khả năng kích thích làm gia tăng tế bào đơn nhân. Sau 3 tuần và 6 tuần thí nghiệm, các nghiệm thức được bổ sung chất chiết có mật độ tế bào đơn nhân tăng cao so với nghiệm thức đối chứng. Sau khi cảm nhiễm, tế bào đơn nhân ở 2 nghiệm thức bổ sung 0,1% và 0,5% hoàn ngọc tăng rất cao, gấp 3 lần so với nghiệm thức đối chứng và gấp 2 lần so với nghiệm thức bổ sung 0,02% chất chiết. Các nghiệm thức bổ sung chất chiết đều có mật độ tế bào trung tính tăng cao hơn nghiệm thức đối chứng. Nghiệm thức bổ sung 0,5% hoàn ngọc có giá trị cao nhất 5,49x104 tế bào/mm3 , khác biệt so với các nghiệm thức khác ngoại trừ nghiệm thức 0,1% chất chiết.

Tỉ lệ chết của cá cảm nhiễm sau 2 tuần có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Cá ở nghiệm thức đối chứng âm (ĐC-: tiêm nước muối sinh lí) không chết, không biểu hiện dấu hiệu bệnh lý, hoạt động bình thường. Nghiệm thức đối chứng dương (ĐC+, không bổ sung chất chiết hoàn ngọc, tiêm vi khuẩn) có tỉ lệ chết cao nhất 54,3%. Hai nghiệm thức bổ sung 0,1% và 0,5% chất chiết hoàn ngọc có tỉ lệ chết thấp nhất, lần lượt là 36,3% và 31,7% khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng.

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy được để giảm thiểu bệnh trên cá tra người nuôi nên bổ sung 0,1% chất chiết hoàn ngọc vào thức ăn cá tra nhằm kích hoạt đáp ứng miễn dịch, tăng cường khả năng phòng vệ cho cá.

Theo Bùi Thị Bích Hằng và Nguyễn Thanh Phương.

Đăng ngày 25/09/2020
NH
Nguyên liệu

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Chín nguyên liệu thức ăn thủy sản giàu protein đầy hứa hẹn

Một báo cáo được biên soạn với sự hỗ trợ từ Quỹ Moore của Hatch Blue, đã đi sâu vào chín thành phần thức ăn thủy sản giàu protein hứa hẹn nhất. Theo đó, báo cáo về Thành phần giàu protein mới nổi cho nuôi trồng thủy sản nhằm xác định các thành phần hứa hẹn nhất để bổ sung cho các nguồn protein hiện có, mở rộng giỏ nguyên liệu thô và thu hẹp khoảng cách về protein trong thức ăn thủy sản.

Thức ăn
• 12:31 21/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 22:07 03/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 22:07 03/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 22:07 03/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 22:07 03/05/2024

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặt tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 22:07 03/05/2024