Hiệu quả kinh tế cao trong nuôi tôm nhờ Công nghệ Semi – Biofloc

Trong bối cảnh hiện nay, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, chi phí sản xuất cao và yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm liên tục đặt ra những áp lực mới, đòi hỏi mức độ đầu tư cao hơn của người nuôi tôm, cả về tài chính lẫn kiến thức khoa học công nghệ, quản trị doanh nghiệp

Đo floc
Đo floc trong ao nuôi tôm. Ảnh: NTN

Thách thức để tăng sản lượng, cải thiện dinh dưỡng và an ninh lương thực đồng thời giảm yêu cầu về không gian và tác động đến môi trường đòi hỏi các hệ thống sản xuất chuyên sâu được cải thiện, có kiểm soát, linh hoạt hơn và hiệu quả hơn. 

Công nghệ Biofloc là gì?

Biofloc hiện là công nghệ được sử dụng phổ biến nhất trong nuôi tôm thâm canh. Nó dựa vào việc điều khiển vi khuẩn có lợi hiệu quả để giảm thiểu nhu cầu thay nước và thúc đẩy tái sử dụng chất dinh dưỡng trong ao góp phần giảm chất thải và nhu cầu protein bổ sung. Biofloc chiếm không gian đáng kể trong nước và trong ruột tôm, do đó hạn chế các khoảng trống tiềm năng cho mầm bệnh phát triển và cung cấp cơ sở dinh dưỡng đa dạng hơn, cải thiện khả năng tiêu hóa, lượng dinh dưỡng sẵn có và lượng hấp thụ. 

Bản thân các hạt floc rất giàu protein và cung cấp cho cá và tôm một nguồn vitamin và phốt pho tốt. Việc cho phép các khối vi sinh vật sinh sôi nảy nở có thể cải thiện chất lượng nước và cố định nitơ độc hại. Vì vậy, các chỉ số năng suất cao hơn với hệ thống khi so sánh với các kỹ thuật nuôi trồng thủy sản thông thường. Biofloc có thể làm giảm tỷ lệ tử vong, tăng sự phát triển của ấu trùng và cải thiện tốc độ tăng trưởng của các loài nuôi.

Ưu điểm chính khác của công nghệ Biofloc nằm ở tỷ lệ sử dụng nước được cải thiện. Do hệ thống này dựa vào việc trao đổi nước hạn chế (hoặc gần như bằng không), tác động môi trường tổng thể của quá trình sản xuất là thấp. Việc giảm lượng nước đầu vào làm giảm ô nhiễm và cho phép đảm bảo an toàn sinh học cao hơn trong quá trình sản xuất.

Dựa trên nền tảng khoa học nêu trên, Công nghệ Semi-biofloc có sự hiện diện của tảo trong hệ thống nuôi và mật độ biofloc ở mức 1,5 - 2,5 ml/lít; sử dụng ao nhỏ, lót bạt HDPE diện tích 500 - 1.000 m2 không có mái che, chủ động loại bỏ chất thải bằng biện pháp siphon để giảm tải cho môi trường nuôi.

Đi kèm với thiết kế chuẩn về công trình nuôi, phụ trợ và trang thiết bị, đảm bảo mức độ khuấy đảo và hàm lượng oxy hòa tan cần thiết. Chủ động về thành phần vi khuẩn dị dưỡng trong hệ thống bằng cách tạo và duy trì biofloc chức năng.

Tôm thương phẩmTôm thương phẩm theo công nghệ Semi-biofloc được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: NTN

Nói một cách khác, công nghệ Semi-biofloc có rất nhiều đặc điểm ưu việt, bao gồm: Độ an toàn sinh học cao hơn; khả năng tự làm sạch giúp nuôi tôm không cần thay nước; biến chất thải thành nguồn dinh dưỡng bổ sung cho tôm nuôi, giảm một phần chi phí thức ăn; giảm giá thành sản phẩm nhờ giảm chi phí sản xuất, thông qua việc tiết kiệm chi phí thay nước, xử lý nước và sử dụng hóa chất, kháng sinh; tạo sản phẩm nuôi có chất lượng cao.

Hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường

Thay thế cách nuôi truyền thống, công nghệ Semi-biofloc có thể được coi là một lựa chọn an toàn và hiệu quả hơn cho nuôi tôm mật độ cao. Hệ thống công trình được thiết kế đảm bảo an toàn sinh học và sử dụng biofloc để ức chế vi sinh vật gây bệnh mà bệnh tôm rất hiếm khi xảy ra trong các ao nuôi áp dụng. Hiệu suất sử dụng tài nguyên nước của công nghệ Semi-biofloc rất ấn tượng, tổng lượng nước khoảng 60.000 m3/ha/vụ (giảm 50% so với cách nuôi cũ).

Theo số liệu của Trung tâm Khuyến nông Bình Định, các mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-biofloc triển khai trong năm 2021 và 2022, với mật độ thả nuôi 200 con/m2. Sau 90 ngày thả nuôi, tỷ lệ sống trung bình 87%, kích cỡ thương phẩm 70 con/kg, năng suất đạt gần 25 tấn/ha. Lợi nhuận đạt 171 triệu đồng cho ao nuôi 1.500 m2

Theo đó, năng suất đạt cao hơn so với cách nuôi truyền thống trước đây khoảng 16 tấn/ha/năm. Chi phí sản xuất giảm khoảng 8-10% so với qui trình nuôi cũ nhờ hạn chế sử dụng hóa chất, không sử dụng kháng sinh và tiết kiệm chi phí thức ăn, thay nước, xử lý nước, trong đó chi phí thức ăn giảm 10 - 15%, giúp người nuôi thu lại lợi nhuận nhiều hơn. Quan trọng hơn, sản phẩm tôm thu hoạch từ các ao nuôi theo công nghệ semi-biofloc đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, hạn chế được ô nhiễm vùng nuôi.


Đăng ngày 11/02/2023
NTN @ntn
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 22:55 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:55 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 22:55 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 22:55 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 22:55 20/12/2024
Some text some message..