Hiệu quả mô hình sản xuất tôm - lúa vùng chuyển đổi

Chiều 13/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết và đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất tôm - lúa trong vùng chuyển đổi phía Bắc quốc lộ 1A tại hội trường Huyện ủy Hồng Dân.

Hiệu quả mô hình sản xuất tôm - lúa vùng chuyển đổi
Lúa - Tôm, mô hình sử dụng hài hòa nguồn nước ngọt, lợ, mặn cho hiệu quả cao tại Bạc Liêu. Ảnh: TTXVN - PHAN THANH CƯỜNG

Chủ tịch UBND tỉnh - Dương Thành Trung đã đến dự và chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh, các viện, trường, trung tâm tập huấn và chuyển giao công nghệ nông nghiệp ĐBSCL; cùng các công ty, doanh nghiệp và gần 100 nông dân trong vùng chuyển đổi.

Qua hơn 15 năm (2001 - 2017) thực hiện việc chuyển đổi một phần diện tích đất canh tác lúa kém hiệu quả sang mô hình luân canh tôm - lúa tại một số địa phương vùng Bắc quốc lộ 1A như: huyện Hồng Dân, huyện Phước Long, TX. Giá Rai theo sự cho phép của Chính phủ, đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao so với các mô hình sản xuất độc canh truyền thống khác trong vùng.

Diện tích canh tác tôm - lúa không ngừng tăng lên theo từng năm cụ thể: Năm 2001 là 5.851ha thì đến năm 2010 đã tăng lên 29.000ha (gấp 5 lần). Đến cuối năm 2017, diện tích mô hình này tiếp tục phát triển và mở rộng đến 33.747ha, chiếm khoản 25% diện tích nuôi tôm toàn tỉnh. Năng suất trung bình giai đoạn 2011 - 2017 đạt 290kg/ha, tổng sản lượng tôm đạt trên 60.000 tấn. Thu nhập bình quân từ 20 - 40 triệu đồng/ha/vụ. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học thì mô hình này thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời giúp cải tạo đất, trừ sâu hại và cắt đứt vòng đời dịch bệnh…, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và lợi nhuận cho nông dân.

Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình triển khai thực hiện mô hình cũng gặp không ít khó khăn như: hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm chưa được đầu tư đúng mức và thiếu đồng bộ; công tác điều tiết nước thường gặp khó khăn. Đặc biệt, những diễn biến phức tạp từ biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến sản xuất của nông dân…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Dương Thành Trung nhấn mạnh: Các sở, ngành cần tập trung giúp bà con nông dân tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện mô hình tôm - lúa; cần thu hút, kêu gọi các công ty, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ngày càng nhiều để giúp nông dân có điểm tiêu thụ nông sản sau thu hoạch; đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp cần tính đến tính ổn định, lâu dài nhằm tránh tình trạng lãng phí; các địa phương trong vùng chuyển đổi cũng cần tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật từ khâu cải tạo, chọn giống… để giúp nông dân nắm bắt và áp dụng có hiệu quả vào sản xuất.

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 17/04/2018
C.L
Nông thôn

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:24 17/02/2025

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 15:27 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 15:27 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 15:27 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 15:27 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 15:27 18/02/2025
Some text some message..