Hiệu quả từ mô hình nuôi cá kết hợp cây ăn quả

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, Liên Châu đã tổ chức dồn điền đổi thửa 299ha đất nông nghiệp kết hợp với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung để tăng năng suất, nâng cao thu nhập cho người dân. Toàn xã Liên Châu có 110 hộ thực hiện chuyển đổi mô hình canh tác cá, vịt, cây ăn quả với diện tích 160 ha.

Hiệu quả từ mô hình nuôi cá kết hợp cây ăn quả
Trang trại của gia đình anh Nguyễn Văn Thanh (thôn Từ Châu, xã Liên Châu) là một ví dụ điển hình.

Xã Liên Châu vốn được coi là “rốn nước” của huyện Thanh Oai. Trước đây, đồng ruộng manh mún, nhiều diện tích chỉ cấy được một vụ lúa bấp bênh, năng suất thấp, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Trước năm 2010, cũng như nhiều nông dân khác của xã Liên Châu, anh Thanh chỉ trồng lúa trên diện tích đất ruộng của gia đình nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Từ năm 2010, thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của địa phương, anh Thanh bắt đầu thuê thêm đất của UBND xã Liên Châu để chuyển sang mô hình nuôi cá. Từ năm 2015, ngoài nuôi cá, anh kết hợp trồng cây ăn quả. Hiện nay, trang trại của gia đình anh với diện tích 4,2 ha quy hoạch khá khoa học, tận dụng tối đa diện tích đất, mặt nước để trồng cây ăn quả, thả cá. Trong đó, anh Thanh đầu tư hơn 3ha nuôi cá (chủ yếu hai giống cá trắm và chép), diện tích còn lại anh trồng nhãn. Được biết, để phát triển mô hình, anh Thanh đầu tư hệ thống máy móc hiện đại theo hướng công nghiệp như máy cho ăn, máy kéo lưới, máy chuyển cá.

Anh Thanh cho biết: “Gia đình tôi bắt đầu trồng nhãn từ năm 2015. Năm 2018 tôi thu hoạch vụ nhãn đầu tiên với 7 tấn quả. Năm nay, vườn nhãn của tôi dự kiến cho thu hoạch 10 tấn quả. Mỗi năm gia đình tôi thu hoạch 2 2vụ từ ao nuôi cá với số lượng 4.000 cá trắm thương phẩm/vụ và 2.000 cá chép thương phẩm/vụ, cộng với 300 gốc nhãn cho thu hoạch 1 vụ/năm. Từ mô hình trang trại, gia đình tôi thu được từ 1,5-2 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu lãi 400-500 triệu đồng/năm”.

Chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, anh Thanh tâm sự: “Tôi bắt đầu nuôi cá từ năm 1992 nên cũng có chút kinh nghiệm. 3 năm trở lại đây, tôi được sự tư vấn của các chuyên gia của Công ty thuốc Thú y Hanvet và Công ty cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà nên tiếp cận được nhiều kỹ thuật mới về nuôi trồng thủy sản. Đối với trồng nhãn, tôi mời chuyên gia bên Hưng Yên về tư vấn kỹ thuật trồng và chăm sóc nên đạt hiệu quả cao”.

Bên cạnh đó, anh Thanh còn tích cực tham gia các cuộc hội thảo do địa phương tổ chức để học hỏi kinh nghiệm và áp dụng vào thực tế sản xuất của gia đình.

Nhờ sự tư vấn, giúp đỡ của Trạm Khuyến nông huyện Thanh Oai, anh Thanh đã mạnh dạn vay vốn Quỹ khuyến nông để đầu tư phát triển sản xuất. Năm 2017 anh vay 350 triệu đồng. Năm 2019, sau khi trả hết vốn gốc và phí quản lý, anh tiếp tục vay 400 triệu đồng để phát triển trang trại. Theo đánh giá, nguồn vốn vay được gia đình anh sử dụng đúng mục đích, góp phần tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập.

Thành công của gia đình anh Thanh là kết quả của chính sách dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương. Mô hình của gia đình anh xứng đáng là mô hình cần được nhân rộng trên địa bàn xã Liên Châu nói riêng và thành phố nói chung.

TTKN Hà Nội
Đăng ngày 19/06/2019
Nguyễn Thúy
Nuôi trồng

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 02:28 24/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 02:28 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 02:28 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:28 24/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 02:28 24/12/2024
Some text some message..