Hiệu quả từ sử dụng chế phẩm sinh học

10 năm mày mò sử dụng chế phẩm sinh học (CPSH) trong nuôi tôm quảng canh truyền thống, năng suất tôm nuôi của ông Trần Chí Nhân, khóm 5, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn ngày càng ổn định. Trung bình mỗi con nước xổ, ông thu về hơn 30 triệu đồng trên diện tích ao nuôi 3 ha.

vi sinh
Ông Trần Chí Nhân (đứng giữa) sử dụng CPSH mỗi tháng 2 lần giúp tôm phát triển tốt, mang lại nguồn thu nhập cao.

Với nguyên liệu ban đầu từ 2 lít men vi sinh gốc có tên EM của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang (bán tại thị trấn Năm Căn), cộng với 3 kg mật đường và 200 lít nước sạch, trị giá chỉ 120.000 đồng, sau một tuần ủ, lên men, ông tạt xuống vuông nuôi theo định kỳ. Sau 5 tháng, tôm đạt trọng lượng  từ 15-17 con/kg.

Môi trường, năng suất ổn định

Từ loại CPSH sử dụng cho cây ăn trái, ông Nhân áp dụng sang cho con tôm. Với sự mày mò tự nhân số lượng từ chủng vi sinh gốc qua phương pháp lên men tự nhiên, sử dụng qua nhiều năm ông nhận thấy tác dụng của phương pháp này. Ông Nhân cho biết: “Từ khi sử dụng định kỳ CSPH theo mỗi con nước thì tôm không còn hiện tượng chết, năng suất luôn ổn định, chỉ 4-5 tháng tôm đạt trọng lượng từ 15-17 con/kg. Trung bình mỗi năm tôi thu về từ 250-300 triệu đồng”.

Theo anh Trần Văn Tây, Phó khóm 5, thị trấn Năm Căn, nhiều người học theo cách làm của ông Nhân, mỗi con nước cũng thu được từ 10-15 triệu đồng từ diện tích 2-3 ha. Không những tôm sú đạt hiệu quả mà con cua cũng đạt. Còn những hộ không sử dụng CPSH chỉ thu được từ 7-9 triệu đồng.

Kỹ sư Nguyễn Nghi Lễ, Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, cho biết: “Mô hình thành công là do khi sử dụng CPSH thì chuỗi thức ăn tự nhiên được hình thành, tạo được chuỗi mắt xích thức ăn cho tôm nuôi trong tất cả các giai đoạn. Cách làm này đã giải thích cho nông dân nuôi tôm thấy được, tại sao thả tôm liên tục, không cho ăn nhưng tôm vẫn lớn, bóng, từ đó tôm bán được giá cao hơn so với cùng loại hình nuôi không sử dụng CPSH” .

“Đến nay, khóm 5 có 24 hộ thành viên sử dụng CPSH trong nuôi tôm và đã thành lập tổ hợp tác sản xuất sử dụng CPSH”, ông Nhân cho biết.

Nhân rộng mô hình

Chi phí cho sử dụng CPSH cả năm chưa đến 3 triệu đồng/ha, tính ra sử dụng phương pháp này người dân thu lợi nhuận rất cao. 

Bên cạnh đó, môi trường nuôi tôm quảng canh ngày càng xấu do bị ô nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau. Người dân cũng sử dụng nhiều loại thuốc thuỷ sản nhưng vẫn không cải thiện được nạn tôm chết, năng suất ngày càng thấp. Giờ đây, mô hình sử dụng CPSH đã chứng tỏ được hướng đi bền vững cần khuyến cáo nhân rộng.

Ông Trương Quốc Duẫn, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, cho biết: “Từ 2-3 hộ làm theo mô hình của ông Nhân, đến nay có trên 20 hộ thực hiện mô hình này. Phòng tiếp tục hỗ trợ, tìm các loại CPSH có chất lượng để người dân áp dụng cho hiệu quả cao hơn. Đồng thời, hỗ trợ thành lập tổ hợp tác sản xuất, khuyến cáo người dân trong huyện tham gia mô hình này để nâng cao giá trị từ con tôm, góp phần cải thiện kinh tế gia đình”.

Anh Trần Văn Tây cho biết: “Sử dụng CPSH môi trường nước luôn ổn định, thiệt hại ít hơn, từ đó anh em ở tổ 10 và 8 đang họp chuẩn bị thành lập Chi hội Nuôi trồng thuỷ sản của khóm và sử dụng mô hình này, từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống”./.

Cà Mau Online, 27/04/2014
Đăng ngày 27/04/2014
Bài và ảnh: Diệu Lữ
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bến Tre: Huyện Thạnh Phú mở rộng 1.500ha nuôi tôm công nghệ cao

BDK - Năm 2024, Thạnh Phú dự kiến sẽ có khoảng 3.620ha diện tích nuôi tôm biển thâm canh, tập trung chủ yếu ở các xã như Thạnh Hải, Thạnh Phong, Giao Thạnh, An Điền, An Nhơn, An Qui, An Thạnh, An Thuận, Mỹ An. Sản lượng nuôi tôm của huyện ước tính đạt khoảng 36.200 tấn với năng suất bình quân là 10 tấn/ha. Trong số đó, diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao (CNC) đã đạt 1.333/1.500ha, tương đương 88,86% so với kế hoạch đến năm 2025. Sản lượng tôm nuôi CNC ước đạt 26.660 tấn, với năng suất trung bình 20 tấn/ha.

Ao nuôi
• 09:00 01/09/2024

Nuôi trồng thủy sản chiếm một nửa nguồn cung cấp cá của thế giới

Trong công bố mới nhất của FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc). Lần đầu tiên trong lịch sử, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm một nửa nguồn cung cấp trên thế giới. Đây được xem là tín hiệu vui, dự báo nuôi trồng có thể đáp ứng nhu cầu thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi cá
• 10:15 30/08/2024

Các yếu tố làm giảm nguy cơ mắc bệnh phân trắng trên tôm

Bệnh phân trắng là một trong những vấn đề nghiêm trọng trong nuôi tôm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của tôm và năng suất nuôi. Để giảm nguy cơ mắc bệnh này, người nuôi cần chú ý đến nhiều yếu tố trong quá trình quản lý ao nuôi và chăm sóc tôm. Dưới đây là các yếu tố quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh phân trắng trên tôm.

Ao nuôi
• 09:35 30/08/2024

Giữ độ sâu mực nước ao ở mức tối ưu

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, việc duy trì độ sâu mực nước ao ở mức tối ưu là yếu tố then chốt giúp đảm bảo sự phát triển và sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ
• 09:57 29/08/2024

Khám phá Phú Yên: Thưởng thức đặc sản vùng biển có 1-0-2

Phú Yên không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp mà còn sở hữu tiềm năng kinh tế biển dồi dào cùng nền ẩm thực độc đáo. Hãy cùng theo chân bé Tép khám phá những nét đặc trưng làm nên sức hấp dẫn của vùng đất này nhé!

Phú Yên
• 10:00 01/09/2024

Bệnh vẩy cá trên cá chẽm

Cá chẽm (Lates calcarifer) là loài nuôi trồng thủy sản quan trọng về mặt thương mại, có giá trị kinh tế đáng kể trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Loài này được nông dân ưa chuộng do tốc độ tăng trưởng nhanh và thích nghi tốt với nhiều điều kiện nuôi khác nhau.

Cá chẽm
• 10:00 01/09/2024

Nuôi trồng thủy sản chiếm một nửa nguồn cung cấp cá của thế giới

Trong công bố mới nhất của FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc). Lần đầu tiên trong lịch sử, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm một nửa nguồn cung cấp trên thế giới. Đây được xem là tín hiệu vui, dự báo nuôi trồng có thể đáp ứng nhu cầu thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi cá
• 10:00 01/09/2024

Một gia đình ở Cần Thơ cưu mang nhiều tấn cá dưới sông

Gia đình anh Dương Anh Tuấn ở phường Cái Khế (Ninh Kiều, Cần Thơ) đang cho ăn, chăm sóc, bảo vệ nhiều tấn cá tự nhiên dưới sông.

Anh Tuấn
• 10:00 01/09/2024

Một số doanh nghiệp hải sản Alaska đứng trước bờ vực phá sản

Những năm gần đây, ngành hải sản Alaska, một trong những ngành công nghiệp chủ chốt của bang này, đang đối mặt với những thách thức chưa từng có. Không chỉ là những khó khăn từ tự nhiên, như biến đổi khí hậu và nguồn lợi hải sản suy giảm, mà còn là tác động nghiêm trọng từ xung đột địa chính trị toàn cầu.

Hải sản
• 10:00 01/09/2024
Some text some message..