Hiệu quả và giải pháp phát triển bền vững mô hình nuôi tôm-lúa

Nuôi tôm-lúa đã là nghề góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nông dân nhiều vùng ven biển của đồng bằng sông Cửu Long.

Mô hình tôm lúa
Thu hoạch tôm trên đất lúa

Hiện tại, hình thức nuôi chủ yếu là luân canh 1 vụ tôm- 1 vụ lúa. Diện tích sản xuất luân canh tôm-lúa trong khu vực tăng nhanh, đến nay ước đạt 160.000 ha, diện tích tiềm năng trên 200.000 ha, năng suất bình quân đạt từ 320-500 kg/ha, phần lớn tập trung tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau. Bạc Liêu, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bến Tre…

Mô hình nuôi tôm- lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao so với độc canh cây lúa trên cùng diện tích, trong thời gian qua đã phát triển khá ổn định và thể hiện tính bền vững. Năng suất nuôi được cải thiện qua từng năm do người dân đã có nhiều kinh nghiệm và áp dụng một số tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Theo đánh giá của các tỉnh và các cơ quan nghiên cứu thì đây là một mô hình mang tính bền vững và có hiệu quả kinh tế.

Nuôi tôm - lúa có nhiều lợi ích: Giảm chi phí làm đất, giảm phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật, tạo sản phẩm lúa và tôm an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, mô hình nuôi bền vững, thân thiện môi trường. Mô hình tôm lúa nuôi với mật độ thưa nên tôm nhanh lớn, ít dịch bệnh. Do cấy lúa cải tạo được đất đáy, tạo môi trường tốt cho tôm phát triển.

Hiệu quả triển khai mô hình tôm lúa tại đồng bằng sông Cửu Long

Trong thời gian qua, bên cạnh việc phát triển các mô hình nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã rất quan tâm đến các mô hình nuôi tôm tại Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng bền vững, trong đó có mô hình nuôi luân canh tôm lúa. Từ năm 2011 đến nay, thông qua các chương trình Khuyến nông Quốc gia và các chương trình khuyến nông tại địa phương đã tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn tiến bộ khoa học kỹ thuật nuôi tôm- lúa và xây dựng các mô hình trình diễn để người dân có điều kiện được tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm sản xuất.

Năm 2011-2013, Bộ đã phê duyệt dự án khuyến ngư “Phát triển nuôi tôm lúa” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng thực hiện. Dự án được thực hiện với quy mô 4 tỉnh: Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng, với diện tích 190 ha và 190 hộ dân tham gia.

Kết quả triển khai cho thấy, việc trồng lúa trên đất nuôi tôm không xảy ra xung đột trong quá trình sản xuất, mà là mô hình thông minh. Vào mùa khô, nước ngoài sông rạch mặn thì lấy vào nuôi tôm, khi mưa xuống nước ngọt thì đưa vào trồng lúa. Trong hệ thống canh tác tôm- lúa, sau khi nuôi một vụ tôm thì tiến hành trồng một vụ lúa, khi đó những chất thải hữu cơ dưới đáy ao sau khi thu hoạch tôm sẽ làm cho ruộng lúa màu mỡ, người trồng lúa chỉ bón một lượng phân nhỏ là đáp ứng nhu cầu phát triển của cây. Bên cạnh đó, để tránh ảnh hưởng đến tôm nuôi, người dân phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (giảm 70-80%). Ngược lại, nuôi tôm sau vụ lúa thì nền đáy ao đã được khoáng hóa nên các chất độc hại giảm, hạn chế tình trạng vùng nuôi tôm bị lão hóa do đất bị ngập mặn lâu, đồng thời cắt phần mầm bệnh trong ao nuôi, môi trường ổn định, khi nuôi tôm không cần sử dụng nhiều thuốc, hóa chất, hạn chế chi phí sản xuất, lợi nhuận tăng cao.

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, hệ thống canh tác tôm lúa hạn chế sử dụng hóa chất độc hại, sử dụng tài nguyên nước hợp lý theo từng thời điểm và mùa trong năm, thích ứng với điều kiện tự nhiên, thời tiết khí tượng thủy văn, tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, từ đó nâng cao giá trị hàng hóa, tăng lên từ 2-3 lần so với chỉ cấy lúa. Ngoài ra, mô hình này giải quyết được vấn đề ô nhiễm nguồn nước, lão hóa vùng nuôi tôm, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, tạo điều kiện giúp nghề nuôi phát triển bền vững.

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều lợi ích thì mô hình này vẫn còn bộc lộ một số bất cập: Là mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến nên công trình chưa đảm bảo, bị rò rỉ, bị nhiễm phèn và không giữ được nước. Kỹ thuật về nuôi tôm-lúa của bà con còn hạn chế, chủ yếu nuôi theo kinh nghiệm nên năng suất bấp bênh và thiếu ổn định. Môi trường ngày càng ô nhiễm, độ mặn biến động lớn, thời tiết biến đổi gây biến động môi trường lớn. Hiện nay các vùng sản xuất tôm lúa nằm xen trong các khu nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, hệ thống thủy lợi phục vụ mô hình tôm lúa chưa đồng bộ, vấn đề quản lý nguồn nước, dịch bệnh chưa chặt chẽ, còn thiếu sự liên kết, hợp tác trong người dân ở từng khu vực và giữa các bên có liên quan, để phát triển mô hình tôm lúa.

Ngoài ra, tôm giống chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời gian theo thời vụ không được khuyến cáo, người dân ít quan tâm đến chất lượng tôm giống. Sản xuất lúa phụ thuộc nhiều vào thời tiết và nguồn nước ngọt, chưa có giống lúa đặc thù cho từng vùng sinh thái khác nhau, nên năng suất, chất lượng lúa thấp. Nông dân thiếu vốn sản xuất trong khi giá vật tư nông nghiệp không ổn định và cao so với khả năng đầu tư của nông hộ.

Giải pháp phát triển bền vững

Trước những lợi ích và bất cập của mô hình nuôi tôm-lúa, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nghề này:

Tăng cường công tác quản lý chất lượng tôm giống, xét nghiệm và cho kết quả nhanh bệnh dịch trên tôm. Đầu tư nghiên cứu lai tạo ra các giống lúa có khả năng chịu mặn, chịu phèn tốt, kháng bệnh, năng suất và chất lượng tốt.

Để mô hình luân canh tôm lúa tiếp tục phát triển mạnh và bền vững, trong thời gian tới cần quy hoạch hợp lý các vùng luân canh, để có các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp và chính sách tín dụng hỗ trợ sản xuất, khuyến khích sản xuất theo hướng liên kết, hợp tác. Nâng cấp các công trình nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với hình thức nuôi luân canh tôm lúa, cần gia cố bờ bao, mương bao để đảm bảo ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong thời gian tới.

Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, chỉ nên nuôi 1 vụ tôm, 1 vụ lúa/năm. Mật độ nuôi chỉ nên duy trì dưới 8 con/m2, diện tích mương nuôi tôm chiếm không quá 30% tổng diện tích.

Tăng cường tập huấn kỹ thuật, nhất là quản lý môi trường nước và phòng trị bệnh trên tôm nuôi. Tổ chức các điểm trình diễn mô hình tôm- lúa cho nông dân tham quan, học hỏi kinh nghiệm, nhằm tăng hiệu quả sản xuất. Người dân cần liên kết và hợp tác trong sản xuất, để cải tạo đất, thả tôm giống, gieo cấy lúa theo lịch thời vụ.

Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về lợi ích và hiệu quả của hình thức nuôi tôm lúa.

Tổng Cục Thủy Sản
Đăng ngày 25/12/2017
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 00:37 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 00:37 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 00:37 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 00:37 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 00:37 24/04/2024