Hỗ trợ lãi suất vay mua tạm trữ hải sản tại miền Trung

Doanh nghiệp, chủ vựa, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá vay vốn ngân hàng để tham gia hoạt động thu mua, tạm trữ hải sản đánh bắt tại vùng biển an toàn được hỗ trợ toàn bộ lãi suất khi vay vốn tại bốn ngân hàng thương mại nhà nước – Agribank, Vietinbank, BIDV và Vietcombank.

ngân hàng
Bốn ngân hàng - Agribank, Vietinbank, BIDV và Vietcombank - được Ngân hàng Nhà nước chỉ định tham gia chương trình thu mua, tạm trữ cá được đánh bắt tại vùng biển an toàn. Ảnh minh hoạ: TL TBKTSG

Đây được xem là biện pháp hỗ trợ đầu ra cho ngư dân miền Trung bị thiệt hại từ vụ cá chết bất thường vừa qua. Tuy nhiên, với chương trình hỗ trợ vừa được triển khai này, thời hạn được hỗ trợ lãi suất đối đa là 6 tháng kể từ ngày giải ngân, và chỉ áp dụng cho khoản vay có thời gian giải ngân từ ngày 5-5 đến hết ngày 5-6-2016.

Theo thông tin được đăng tải trên website Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cơ quan này hôm 12-5 đã có công văn chỉ định bốn ngân hàng thương mại nhà nước nói trên triển khai cho vay thu mua, tạm trữ hải sản trên địa bàn các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.

Theo yêu cầu của NHNN, bốn ngân hàng này phải áp dụng lãi suất cho vay là lãi suất ngắn hạn thấp nhất của ngân hàng áp dụng cho các khoản vay cùng kỳ hạn thuộc các lĩnh vực ưu tiên, nhưng không vượt quá 7%/năm, và khoản tiền lãi này được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% trong thời gian khách hàng vay thu mua, tạm trữ hải sản.

Thời hạn cho vay do khách hàng và ngân hàng thỏa thuận phù hợp với thời gian tiêu thụ và tạm trữ hải sản của khách hàng, nhưng thời gian được hỗ trợ lãi suất tối đa là 6 tháng, kể từ ngày giải ngân khoản vay, và chỉ áp dụng cho những khoản vay có thời gian giải ngân từ ngày 5-5 đến hết ngày 5-6-2016.

Ngoài ra, quan trọng hơn cả là, để được hỗ trợ lãi suất, các đối tượng khách hàng trên, như doanh nghiệp, chủ vựa,… phải chứng minh thu mua, tạm trữ hải sản được xác nhận hải sản khai thác tại vùng biển an toàn.

Theo quy định tại Công văn số 3441/BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đối tượng được xác nhận này là các tàu khai thác tại vùng biển an toàn (nằm ngoài khu vực có chiều rộng từ 20 hải lý trở ra tính từ bờ biển các của tỉnh). Ngay sau khi tàu vào cảng, chủ tàu có trách nhiệm thông báo cho chi cục thủy sản địa phương biết để giám sát và cấp giấy chứng nhận.

NHNN yêu cầu bốn ngân hàng trên cân đối nguồn vốn và chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch, đặc biệt các chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế tích cực triển khai cho vay thu mua, tạm trữ hải sản theo quy định và các nội dung yêu cầu của NHNN và định kỳ hàng tuần báo cáo kết quả thực hiện chương trình về NHNN.

Ngoài ra, NHNN chi nhánh bốn tỉnh trên cũng được NHNN trung ương yêu cầu giám sát chặt chẽ việc triển khai chương trình cho vay thu mua, tạm trữ hải sản trên địa bàn và định kỳ hàng tuần báo cáo kết quả thực hiện chương trình trên địa bàn về Vụ Tín dụng các ngành kinh tế thuộc NHNN.

TBKTSG Online, 14/05/2016
Đăng ngày 15/05/2016
T.Thu
Kinh tế

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 17:47 12/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 17:47 12/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 17:47 12/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 17:47 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:47 12/12/2024
Some text some message..