Hoạch định chiến lược phát triển nghề nuôi hải sản trên biển

Cà Mau tập trung các đối tượng nuôi là những loài có giá trị kinh tế, chủ lực như cá mú, cá chim vây vàng, cá tráp, cá vược, cá bớp... Ưu tiên các loài cá bản địa (cá mú, cá bớp) có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế... Ngoài ra, còn tiến hành phát triển nghề nuôi rong, tảo biển, nhuyễn thể, giáp xác và các đối tượng khác.

Hoạch định chiến lược phát triển nghề nuôi hải sản trên biển
Nghề nuôi cá bớp lồng trên đảo Hòn Chuối hiện cũng đang đối mặt với nhiều rủi ro từ thiên tai, thời tiết.

Cà Mau là tỉnh duy nhất trong cả nước có 3 mặt tiếp giáp biển, với bờ biển dài 254 km, là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước. Đây là điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi để phát triển nghề nuôi hải sản trên biển, thế nhưng lợi thế này thời gian qua chưa được phát huy đúng mức.

Phát triển chậm và thiếu bền vững

Từ điều kiện tự nhiên ấy, nghề nuôi hải sản trên biển, ven các cửa biển của tỉnh đã hình thành cách đây gần 10 năm. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những hoạt động mang tính tự phát, trình độ kỹ thuật nuôi còn thấp, đầu tư xây dựng lồng bè còn hạn chế, dễ gặp rủi ro khi có dông bão xuất hiện. Tình trạng thiếu con giống thả nuôi vẫn còn phổ biến, dịch bệnh trên các lồng bè nuôi thời gian qua thường xuyên xảy ra...

Một trong những mô hình tiêu biểu nhất trong nghề nuôi hải sản trên biển là hoạt động nuôi cá bớp lồng bè của một số bà con trên đảo Hòn Chuối. Qua nhiều năm nuôi, mô hình này phần nào khẳng định hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho ngư dân trên đảo. Theo số liệu thống kê, năm 2017 có 30 hộ dân trên đảo đầu tư nuôi cá bớp với khoảng 250 lồng bè, tổng lượng cá nuôi khoảng 15-20 tấn.

Mặc dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhưng ai cũng tin rằng, tương lai không xa con cá bớp lồng sẽ giúp họ đổi đời. Niềm tin ấy càng được thể hiện rõ hơn khi Tổ trưởng Tổ An ninh tự quản đảo Hòn Chuối Lê Tứ Phương nhiều lần khẳng định: Nếu được đầu tư bài bản về kỹ thuật, lồng bè và đầu ra ổn định thì con cá bớp là vật nuôi giúp người dân không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên khá, giàu.

Tuy nhiên, đó là sự kỳ vọng, thực tế lại có phần không được như người dân mong đợi. Con cá bớp đã từng mang về cho người dân lợi nhuận cả trăm triệu đồng/vụ nuôi thì nó cũng không ít lần khiến người dân lao đao vì dịch bệnh, vì mất giá… Không chỉ con cá bớp mà con hàu hay con nghêu cũng khiến người dân gắn bó với nó nhiều phen “lên bờ xuống ruộng”.

Có thể thấy, nghề nuôi hải sản ven biển, trên biển thời gian qua không chỉ phát triển chậm mà còn chưa ổn định và thiếu bền vững. Những bất cập này xuất phát từ nguyên nhân chính là chưa có thị trường đầu ra ổn định, chưa tạo ra sản phẩm hàng hoá lớn để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu; vốn đầu tư cho nuôi hải sản trên biển lớn nhưng phải đối mặt với không ít rủi ro về thiên tai, môi trường và dịch bệnh...

Xuất phát từ những hạn chế, bất cập đó, cũng như nhu cầu phát triển nghề nuôi hải sản trên biển trong thời gian tới, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN&PTNT xây dựng kế hoạch phát triển nuôi hải sản trên biển Cà Mau giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2030. Kế hoạch cơ bản được các sở, ngành liên quan và địa phương thống nhất. Sở NN&PTNT có tờ trình UBND ban hành.


 Sò huyết là đối tượng được tập trung phát triển thời gian tới.

Tiến tới sự phát triển nhanh và bền

Theo đó, mục tiêu của kế hoạch là phát triển nghề nuôi hải sản trên biển thành ngành sản xuất hàng hoá quy mô công nghiệp, thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ, tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng cao, có thương hiệu. Đồng thời, thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị ngành hàng phục vụ việc tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái biển và đảm bảo an ninh - quốc phòng vùng biển, đảo.

Kế hoạch cũng chỉ ra cụ thể đặc điểm từng vùng biển gần bờ, ven đảo hay vùng bãi triều, cửa sông, ven biển mà phát triển loài nuôi, hình thức nuôi khác nhau. Đặc biệt, chú ý sử dụng lồng nhựa cứng HDPE, áp dụng phương thức nuôi quy mô công nghiệp (thâm canh) tiên tiến, đảm bảo an toàn thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng biển, đảo xa bờ. Nuôi kết hợp các loài hải sản theo hình thức hữu cơ, sinh thái, gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi và đồng quản lý ở vùng bãi triều, cửa sông, ven biển… hướng tới sản phẩm thuỷ sản nuôi có được chứng nhận bởi các tổ chức cấp chứng nhận quốc tế, được thị trường khuyến khích, công nhận.

Qua kế hoạch cũng đã xác định: tập trung các đối tượng nuôi là những loài có giá trị kinh tế, chủ lực như cá mú, cá chim vây vàng, cá tráp, cá vược, cá bớp... Ưu tiên các loài cá bản địa (cá mú, cá bớp) có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế... Ngoài ra, còn tiến hành phát triển nghề nuôi rong, tảo biển, nhuyễn thể, giáp xác và các đối tượng khác.

Tuy nhiên, để kế hoạch được triển khai thực hiện hiệu quả, theo Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng, cần có sự vào cuộc, phối hợp hiệu quả của nhiều ngành và chính quyền địa phương; từ việc tổ chức lại các hộ nuôi nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức quản lý có sự tham gia của cộng đồng, trong đó chú trọng các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm tăng cường giúp đỡ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và chung tay bảo vệ môi trường. Phát triển hệ thống trại sản xuất giống chất lượng cao, áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trại sản xuất giống hải sản hiện đại, trang bị đủ hệ thống đảm bảo chất lượng và truy xuất nguồn gốc con giống, đáp ứng cơ bản nhu cầu giống cho nuôi hải sản trên biển của tỉnh.

Thời gian qua, từ Trung ương đến địa phương đặc biệt quan tâm đến việc phát triển kinh tế biển và vùng ven biển. Đã có nhiều quyết định, quy định được ra đời để khuyến khích nghề nuôi hải sản phát triển. Tiêu biểu như Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 1/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo; Quyết định số 332/2011/QĐ-TTg ngày 3/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020; Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản; Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 24/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng Đảo Thanh niên toàn quốc giai đoạn 2013-2020. Tất cả đang hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống người dân và đảm bảo an ninh - quốc phòng vùng biển, đảo.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 09/09/2018
Nguyễn Phú
Nuôi trồng

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 17:33 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 17:33 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 17:33 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 17:33 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 17:33 07/11/2024
Some text some message..