Hội Nghề cá giúp hội viên phát triển sản xuất

Hội Nghề cá tỉnh được thành lập từ năm 2001 với mục đích hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế, kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nâng cao giá trị sản phẩm, phòng tránh thiên tai, ngăn ngừa dịch bệnh, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Hội viên Nguyễn Duy Kiếm, thôn Phương Độ, xã Bình Dương (Gia Bình) với mô hình trang trại tổng hợp thu nhập 500-700 triệu đồng/năm.
Hội viên Nguyễn Duy Kiếm, thôn Phương Độ, xã Bình Dương (Gia Bình) với mô hình trang trại tổng hợp thu nhập 500-700 triệu đồng/năm.

Sau hơn 10 năm kể từ khi thành lập, mặc dù phải hoạt động trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, nhưng Hội Nghề cá tỉnh vẫn luôn tích cực giúp đỡ hội viên phát triển sản xuất thông qua việc trao đổi kinh nghiệm, phổ biến và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới.

Theo ông Trần Đình Căn, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh, để phát triển và thu hút hội viên tham gia, thời gian qua, Hội luôn đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách của Nhà nước, của Hội đến người nuôi thủy sản; tập huấn, chuyển giao kỹ thuật mới đến hội viên. Gắn quyền lợi của hội viên với phong trào chung của Hội, qua đó phát động thi đua tăng năng suất, chất lượng của sản phẩm, làm cho các hội viên hiểu và gắn bó với nghề nuôi cá.

Năm 2012 vừa qua, cùng với phổ biến, tuyên truyền Điều lệ Hội, các chính sách hỗ trợ sản xuất nuôi trồng thủy sản của tỉnh, tổ chức các hội nghị sử dụng chế phẩm sinh học dùng trong xử lý môi trường ao nuôi, tham quan các mô hình sản xuất giỏi, Hội còn phối hợp với Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng các giống thủy sản mới đến 2.300 lượt hội viên. Thực hiện chủ trương của tỉnh không mở rộng diện tích nuôi, mà phải tăng năng suất và chất lượng đầu ra, Hội Nghề cá tỉnh đã tích cực tham mưu cho các cấp chính quyền cơ sở định hướng các loại cá giống nuôi chủ lực như: rô phi đơn tính, cá chép lai Ấn Độ; qui hoạch chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi thủy sản tập trung theo vùng 10-30 ha. Áp dụng các biện pháp tạo ra sản lượng hàng hóa lớn, đảm bảo chất lượng sản phẩm an toàn vệ sinh thủy sản đối với các trang trại, phối hợp với các công ty cung ứng dịch vụ con giống, thức ăn trên địa bàn tỉnh như: Công ty Sông Thiên Đức, Hợp tác xã Thủy sản Nam Sơn… để hỗ trợ hội viên trong sản xuất.

Bên cạnh đó, Hội còn phối hợp với các cơ quan chuyên môn đóng trên địa bàn như: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Trường Cao đẳng Thủy sản Đình Bảng; các Trung tâm dạy nghề huyện tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nâng cao tay nghề cho 100% hội viên theo hướng nuôi cá công nghiệp. Tiến hành rà soát, kiện toàn và sắp xếp lại các chi hội theo hướng thành lập Hội Nghề cá cấp xã và HTX nghề cá.

Với tinh thần vượt khó, tận tâm với công việc, thời gian qua Hội Nghề cá tỉnh đã tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy về cách nghĩ, cách làm của hội viên, tiến tới mạnh dạn đầu tư trong nuôi trồng thủy sản đem lại thu nhập, hiệu quả cao. Điển hình như các chi hội: Đại Lộc (huyện Gia Bình) đạt từ 110 - 116 triệu đồng/ha, Chi hội Phú Thọ (huyện Lương Tài) đạt 120 triệu đồng/ha, Chi hội thôn Guột (huyện Quế Võ), Chi hội Thọ Ninh (huyện Gia Bình) đều đạt 100 triệu đồng/ha. Phong trào hội viên giúp đỡ nhau phát triển sản xuất ở xã Bình Dương (Gia Bình). Cung ứng giống, thức ăn và dịch vụ thuỷ sản đủ, đảm bảo chất lượng cho hội viên của Công ty Sông Thiên Đức, HTX Thủy sản Nam Sơn được hội viên khen ngợi.

Tuy nhiên, để có thể phát huy hơn nữa vai trò trong giúp đỡ hội viên phát triển sản xuất thủy sản, Hội nghề cá tỉnh cần có sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, ngành bởi hơn 10 năm qua, Hội vẫn phải hoạt động trong điều kiện hết sức khó khăn: Không địa điểm làm việc, không kinh phí hoạt động và không biên chế cán bộ. Trong đó khó khăn lớn nhất là địa điểm làm việc và tổ chức hội họp những lúc cần thiết. Phần lớn phải luân chuyển và mượn nhà ở của các thành viên trong BCH Hội làm nơi hội họp và làm việc.

Ông Nguyễn Duy Kiếm, Phó Chủ tịch Hội chia sẻ: “Do quyền lợi của hội viên chưa có, nên người làm công tác Hội gặp rất nhiều khó khăn trong tuyên truyền, vận động người nuôi cá tham gia sinh hoạt Hội. Vì vậy, ngoài trách nhiệm, người làm công tác Hội còn phải có tình yêu đối con cá và phải là người đi đầu trong các phong trào do Hội phát động”.

báo Bắc Ninh
Đăng ngày 25/01/2013
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 12:58 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 12:58 02/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 12:58 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:58 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 12:58 02/12/2024
Some text some message..