Hội thảo xây dựng trung tâm nghề cá vùng Nam trung bộ tại Khánh Hòa

Ngày 17/9/2012, tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thảo xây dựng trung tâm nghề cá vùng Nam trung bộ tại Khánh Hòa. Ông Nguyễn Huy Điền-Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT và Ông Đào Công Thiên- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện Văn phòng Chính phủ, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc các tỉnh vùng Nam Trung bộ, các đơn vị trục thuộc Tổng cục Thủy sản, các Viện nghiên cứu, Trường Đại học Nha trang, Hội Nghề cá Việt Nam và một số cơ quan, ban ngành khác tham dự Hội thảo.

Hội thảo xây dựng trung tâm nghề cá
Ảnh: Buổi hội thảo

Xây dựng Trung tâm nghề cá tại một số vùng trọng điểm đã được thể hiện trong quan điểm thực hiện Chiến lược phát triển Thủy sản Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1690/QĐ-TTg, đó là “Hình thành các trung tâm nghề cá lớn ở Vịnh Bắc bộ, duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ gắn với các ngư trường trọng điểm”. Để cụ thể hóa quan điểm xuyên suốt của Chiến lược, song song với việc Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Tổng cục Thủy sản tiến hành nghiên cứu các luận chứng khả thi xây dựng một số trung tâm nghề cá trong điểm, trong đó có Trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ. Và đây cũng là một nội dung cơ bản nằm trong Quy hoạch Tổng thể phát triển thủy sản.

Xu hướng phát triển của các nước trong khu vực và Thế giới là hình thành các trung tâm nghề cá lớn tại các vùng, các khu vực trọng điểm, đáp ứng yêu cầu phát triển nghề cá một cách bền vững. Và Việt Nam là một nước có nghề cá đang phát triển nhanh, mạnh, do đó, nhu cầu hình thành các trung tâm nghề cá tập trung là một yêu cầu cấp thiết, là động lực thu hút đầu tư phát triển nghề cá trong giai đoạn tới.

Mục tiêu cơ bản của việc xây dựng Quy hoạch Trung tâm vùng là xác định các yếu tố lợi thế về điều kiện đầu tư tập trung với các hạng mục đồng bộ cho nghề cá như: Hậu cần dịch vụ (Cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, chợ cá, hệ thống kho lạnh…), các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác phục vụ cho phát triển nghề cá. Việc xây dựng Trung tâm nghề cá phải được tính toán một cách khoa học dựa trên cơ sở thực tiễn phát triển các ngành kinh tế khác.

Theo báo cáo trình bày tại Hội thảo, TS. Nguyễn Thanh Tùng – Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản đã đưa ra bộ tiêu chí lựa chọn xây dựng trung tâm nghề cá, bao gồm 06 nhóm tiêu chí bậc 1: (1) Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý; (2)Khả năng thu hút các nguồn lực, tạo sức hút về thị trường, gắn kết các khâu trong chuỗi làm tăng giá trị các sản phẩm thủy sản; (3) Sự thống nhất với các chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển; (4) Nguồn nhân lực; (5) Vai trò của kinh tế thủy sản đối với kinh tế vùng và vị trí gắn với an ninh quốc phòng, biển đảo; (6) Đánh giá độ rủi ro. Bộ tiêu chí này đã được sử dụng để nghiên cứu phân hạng ưu tiên và lựa chọn địa điểm xây dựng các trung tâm nghề cá.

Tại Hội thảo, đại diện cho nhóm tư vấn Trường Đại học Nha Trang – Đơn vị được giao nhiệm vụ nghiên cứu khả thi Quy hoạch trung tâm nghề cá Vùng Nam Trung bộ tại Khánh Hòa đã trình bày bản dự thảo báo cáo “Nghiên cứu khả thi quy hoạch Trung tâm nghề cá vùng Nam Trung bộ tại Khánh Hòa”. Báo cáo tập trung đánh giá cơ sở lý thuyết và thực tiễn để hình thành trung tâm nghề cá vùng, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành thủy sản vùng Nam Trung bộ, trong đó đi sâu đánh giá thế mạnh của cá tỉnh trong vùng về các khía cạnh lợi thế tự nhiên, điều kiện thực tại, các cơ hội từ bên ngoài, bên trong và các yếu tố tác động khác. Trên cơ sở đánh giá, nhóm tư vấn đã đưa ra mô hình Trung tâm nghề cá vùng Nam Trung bộ với khái niệm: “Trung tâm nghề cá vùng là một không gian mở, vận hành theo cơ chế vừa định chuẩn, vừa linh hoạt nhằm khai thác, thu hút nguồn lực và phát huy những tiềm năng, lợi thế của vùng để phát triển ngành thủy sản theo hướng năng động, có khả năng cạnh tranh cao và bền vững”. Với khái niệm đó, Mô hình trung tâm nghề cá vùng Nam Trung bộ sẽ bao gồm 7 cụm chức năng: Khai thác xa bờ; Sản xuất giống;

Cơ khí đóng sửa tàu thuyền; Cụm chế biến xuất khẩu; Tìm kiếm cứu nạn; Đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học; Xúc tiến thương mại. Vai trò của các địa phương trong vùng đối với các cụm chức năng đã được xác định rõ trong bản dự thảo.

Dự thảo đã đưa ra 2 phương án Quy hoạch xây dựng trung tâm nghề cá vùng. Phương án 1: Xây dựng trung tâm nghề cá với mục tiêu hướng tới khai thác xa bờ với một số đối tượng chủ lực như cá Ngừ. Phương án 2: Xây dựng trung tâm nghề cá với mục tiêu hướng tới sản xuất giống hải sản của cả nước và phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp với sản phẩm chủ lực là các loại cá biển, nhuyễn thể. Trên cơ sở phân tích lợi ích của các địa phương và các rào cản khi triển khai thực hiện các phương án, Nhóm tư vấn đã đề xuất lựa chọn phương án 1 với 2 nhóm chương trình dự án ưu tiên đầu tư cho cấp vùng và cấp tỉnh. Đề xuất các giải pháp để thực hiện quy hoạch và cơ chế hoạt động của Trung tâm vùng khi được hình thành.

Các đại biểu tham dự hội thảo đã tập trung thảo luận xoay quanh các nhóm vấn đề chính:

Xây dựng Quy hoạch cần có các nội dung cơ bản một cách đầy đủ theo quy định. Trong đó nội dung cơ bản tập trung vào các lĩnh vực thuộc ngành thủy sản bên cạnh việc đánh giá tính liên ngành. Đặc biệt chú ý bổ sung nguồn lực tài chính để thực hiện Quy hoạch và xác định rõ thẩm quyền phê duyệt quy hoạch để triển khai thực hiện.

Luận chứng cần làm rõ hơn khái niệm Trung tâm nghề cá vùng, chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm, mối quan hệ giữa các địa phương trong vùng để phát huy thế mạnh. Nghiên cứu thêm các mô hình trung tâm nghề cá của một số quốc gia có nghề cá phát triển. Bổ sung hơn tính liên ngành khi xây dựng Trung tâm để tránh tính chồng chéo, mâu thuẫn giữa các ngành kinh tế với nhau. Phân tích thêm các vấn đề cần kiểm soát để tránh rủi ro nhằm phát triển nghề cá một cách bền vững.

Phải xác định xây dựng Trung tâm Vùng sẽ phục vụ lợi ích cơ bản cho toàn bộ các tỉnh khu vực Nam Trung bộ. Do đó, phải thể hiện rõ với thế mạnh tiềm năng của từng địa phương, sẽ đóng góp và mang lại lợi ích gì khi Trung tâm được hình thành.

Việc xây dựng phương án quy hoạch cần tập trung cho các lĩnh vực là thế mạnh của vùng, trong đó chủ yếu là khai thác, nuôi biển, sản xuất giống, chế biến xuất khẩu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ, trong đó sẽ đưa ra điểm nhấn ưu tiên phát triển trong giai đoạn tới. Để triển khai phương án ưu tiên phát triển nghề cá xa bờ đối với vùng miền Trung, cần đầu tư cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, bước đầu phát triển đội tàu mẫu, đào tạo nguồn nhân lực và có chính sách sau đào tạo để sử dụng lực lượng cán bộ có trình độ cho nghề khai thác xa bờ.

Để chọn được địa điểm xây dựng trung tâm phù hợp, cần có số liệu dẫn chứng về điểm mạnh của từng địa phương. Sau đó sẽ lựa chọn các dự án ưu tiên đầu tư phù hợp, tránh dàn trải. Làm rõ các chính sách cho nghề cá nhằm phát triển trong thời gian tới. Xác định rõ hơn sự phối hợp giữa các trung tâm vùng để phát huy thế mạnh của mỗi vùng
Phát biểu kết luận Hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Huy Điền yêu cầu đơn vị tư vấn chỉnh sửa dự thảo trên cơ sở góp ý của các đại biểu, sớm hoàn thiện để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

fistenet.gov.vn
Đăng ngày 18/09/2012
FICen
Kinh tế

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 09:59 24/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:26 23/01/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 11:01 06/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 11:01 06/02/2025

Kiếm soát bệnh vàng mang trên tôm

Bệnh vàng mang hay còn gọi là bệnh đầu vàng (YHD - Yellow Head Virus), bệnh nhiễm giới hạn trên các loài tôm he, trong đó có tôm sú và tôm chân trắng. Bệnh thường bộc phát trên tôm nuôi từ 30 ngày tuổi trở lên, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị cũng như phương pháp tiêm chủng hữu hiệu, gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Tôm bị vàng mang
• 11:01 06/02/2025

Đánh giá và gợi ý các sản phẩm cần thiết cho bể cá cảnh

Bể cá cảnh không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn góp phần làm đẹp không gian sống. Để duy trì một hệ sinh thái bền vững, việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp cho bể cá là vô cùng quan trọng. Sau đây là những sản phẩm thiết yếu giúp bạn chăm sóc bể cá một cách hiệu quả.

Bể cá cảnh
• 11:01 06/02/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 11:01 06/02/2025
Some text some message..