Hợp tác sản xuất cá tra bền vững

Những đúc kết sau 4 năm triển khai dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam” như lối mở cho bài toán cá tra tại An Giang. Bên cạnh tăng hiệu quả cho hộ nuôi, nhà máy sản xuất, dự án còn giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, thúc đẩy sản xuất cá tra có trách nhiệm hơn...

Hợp tác sản xuất cá tra bền vững
Hợp tác sản xuất cá tra bền vững

Nỗ lực khai thác “kho báu”

Trải qua gần 2 thập kỷ phát triển, từ một loài cá bản địa, cá tra trở thành sản phẩm chiến lược quốc gia. Năm 2016, mặc dù tình hình nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra vùng ĐBSCL gặp nhiều khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu, hạn mặn, rào cản kỹ thuật của nhiều nước trên thế giới, giá cả thất thường… nhưng ngành cá tra vẫn vượt qua thách thức để tiếp tục tăng trưởng.

Cụ thể, diện tích thả nuôi cá tra cả năm của vùng đạt hơn 5.000 héc-ta, tăng trên 3% so với cùng kỳ; sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn, tăng khoảng 9%. Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt trên 1,6 tỷ USD, tăng 6,6% so cùng kỳ, đưa sản phẩm cá tra Việt Nam đến 140 thị trường trên thế giới, tăng thêm 4 thị trường so năm 2015.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, đến năm 2016, 4 tỉnh: Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bến Tre và Đồng Tháp đã ban hành quy hoạch về vùng nuôi cá tra. Các tỉnh, thành phố còn lại như: An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Trà Vinh và TP.Cần Thơ đã hoàn thiện công tác rà soát và trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch vùng nuôi. Hiện nay, có đến 9/10 tỉnh khu vực ĐBSCL có nuôi cá tra cấp mã nhận diện ao nuôi thuộc vùng nuôi, với gần 4.800 ao cá tra thương phẩm.

Tuy đạt được những kết quả khả quan nhưng tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra khu vực ĐBSCL chưa thực sự tăng trưởng bền vững ở nhiều góc độ, từ giống, chất lượng sản phẩm, liên kết hợp tác đến thị trường tiêu thụ. Năm 2017, Bộ NN&PTNT không khuyến khích tăng mạnh về diện tích và sản lượng mà chủ yếu tập trung đầu tư nâng cao chất lượng cá tra, nhất là đầu tư cho nguồn giống, đẩy mạnh việc phát triển mô hình nuôi GAP, nhằm tạo ra sản phẩm sạch đáp ứng những thị trường khó tính. Cụ thể, diện tích thả nuôi cá tra toàn vùng ĐBSCL năm 2017 khoảng 5.000 - 5.500 héc-ta, sản lượng đạt hơn 1,1 triệu tấn cá nguyên liệu.

Hướng đi mới

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 4 năm, dự án SUPA đã hỗ trợ cho hơn 50 doanh nghiệp, 120 vùng nuôi, 130 hộ gia đình, 12 hợp tác xã (HTX) và thu hút gần 3.000 lượt người tham dự các chương trình đào tạo, hội thảo kỹ thuật.

Ở khâu nuôi, dự án đã nghiên cứu tư vấn, tập huấn nhằm nâng cao tỷ lệ sống, giảm chi phí thức ăn và tác động đến môi trường trong khâu ương và nuôi, góp phần cắt giảm 7 - 10% chi phí sản xuất trong khâu ương nuôi, hỗ trợ kỹ thuật cho 33 vùng nuôi và HTX đạt các chứng nhận thủy sản bền vững quốc tế.

Với các nhà máy chế biến, dự án đã hỗ trợ nâng cao năng lực, tư vấn về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RE-CP) cho hơn 70 nhà máy, giúp cắt giảm trung bình 18 - 20% điện năng, 26 - 30% nước. Qua đó, cắt giảm từ 2 - 5 tỷ đồng chi phí sản xuất cho mỗi nhà máy và cắt bỏ hơn 21.000 tấn CO2 phát thải hàng năm cho 54 nhà máy chế biến cá tra. Ở khâu thị trường, dự án đã làm việc với 47 công ty lớn trong các lĩnh vực nhập khẩu, phân phối và bán lẻ ở Châu Âu, tổ chức Hội nghị bàn tròn đầu tiên về tiêu chuẩn ASC/MSC tại Áo năm 2016 và tổ chức các hoạt động quảng bá hình ảnh cá tra Việt Nam tại Châu Âu thông qua các hội chợ, ấn phẩm, website, mạng xã hội…

Đặc biệt, các bên tham gia dự án SUPA đã có nhiều hoạt động góp phần đổi mới sản phẩm cá tra và cải thiện hình ảnh cá tra Việt Nam tại EU. Dự án đã giúp phát triển và chuyển giao 20 sản phẩm mới cho các doanh nghiệp như: Cá tra viên, burger cuộn, xúc xích cá tra, fillet cá tra xông khói... Trong đó, có nhiều sản phẩm phát triển từ phụ phẩm như: Gan cá, pate gan cá, vây tẩm gia vị giòn, snack da cá… Ông Karim, đại diện quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên của Áo (WWF), cho biết, khách hàng Châu Âu sẵn sàng trả giá cao với sản phẩm cá tra bền vững, thân thiện môi trường của Việt Nam.

Trong thời gian triển khai ở Việt Nam, dự án SUPA đã giúp rà soát lại các chính sách của ngành so với các nước khác. Qua đó, phân tích và đưa ra những khuyến nghị giúp các cơ quan quản lý Nhà nước có những chính sách phù hợp cho định hướng phát triển ngành cá tra bền vững tại Việt Nam. Những lợi ích này cho thấy, cần tiếp tục triển khai dự án SUPA nhằm khai thác hiệu quả hơn “kho báu” của vùng ĐBSCL.

Báo An Giang
Đăng ngày 23/05/2017
Kinh tế

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 07:39 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 07:39 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 07:39 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 07:39 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 07:39 15/11/2024
Some text some message..