Huế: Siết chặt nuôi tôm thẻ chân trắng trên đầm phá

Theo Quyết định 72 của UBND tỉnh và Công văn số 1560 của Sở NN&PTNT, để nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) trong vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai- Lăng Cô, các tổ chức, cá nhân nuôi TTCT phải đăng ký với chính quyền địa phương sở tại và được phê duyệt của UBND huyện, thị xã.

Huế: Siết chặt nuôi tôm thẻ chân trắng trên đầm phá
Để hạn chế dịch bệnh, nuôi tôm thẻ chân trắng vùng đầm phá cần tuần thủ quy định của cơ quan chức năng

Việc thả nuôi ngoài tuân theo khung lịch thời vụ và hướng dẫn của Sở NN&PTNT thì cần tuân thủ một số quy định về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Theo đó, ao nuôi có diện tích mặt nước tối thiểu 3.000m2 đối với những ao nuôi xây dựng sau năm 2010 và có diện tích mặt nước tối thiểu 2.000m2 đối với những ao nuôi đã được xây dựng đưa vào nuôi trước năm 2010. Hạ tầng nuôi còn phải đảm bảo các tiêu chí về ao lắng, hệ thống xử lý nước thải, khu chứa bùn thải…

Giảm thiểu dịch bệnh

Tôm TCT là đối tượng nuôi mang lại giá trị kinh tế cao. “Bài học” từ thị trấn Lăng Cô cho thấy, chỉ từ năm 2014 đến nay, đã có gần 100 hộ dân ồ ạt thả nuôi TTCT trái phép vùng ven đầm Lập An dẫn đến môi trường ô nhiễm, dịch bệnh. Đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa có giải pháp rốt ráo xử lý tình trạng này.

Ghi nhận tại xã Phú Xuân (Phú Vang) cho thấy, đến nay các hộ nuôi TTCT trên vùng đầm phá không đủ điều kiện theo Quyết định 72 năm 2014 của UBND tỉnh đã ngưng nuôi và chuyển qua nuôi cao triều xen ghép, mặc dù giá trị kinh tế không cao nhưng sản xuất bền vững hơn.

Ông H.V (thôn Thủy Diện), một hộ dân từng tham gia nuôi TTCT trái phép trên đầm phá cho biết: “Từ năm 2016, thấy các hộ dân trong thôn đào ao nuôi TTCT, tận dụng nguồn nước từ đầm phá dẫn vào, mình cũng đầu tư hồ 1.500m2 để nuôi. Mỗi vụ thả nuôi khoảng 15-20 vạn con giống, thu khoảng 2,5 tấn tôm. Vụ đầu tiên, trừ chi phí lãi được 40 triệu đồng. Đến vụ thứ 2, do hồ nuôi không đảm bảo độ sâu, diện tích và không có hệ thống lấy nước vào hồ làm môi trường ô nhiễm dẫn đến dịch bệnh, gia đình tui thua lỗ cả trăm triệu đồng”.

Tại xã Lộc Điền (Phú Lộc), trước đây, tình trạng nuôi TTCT diễn ra khá nhiều, đến nay, sau khi chính quyền địa phương kiểm tra, xử phạt và siết chặt quản lý, chỉ còn một hộ đủ điều kiện nuôi theo Quyết định 72 của UBND tỉnh. Đó là hồ nuôi của ông Nguyễn Văn Phước (thôn Bạch Thạch)  có quy mô 6,7 ha với hệ thống ao lắng, ao xử lý nước thải đầy đủ. Trên diện tích 6,7 ha hiện tại, ông Phước đang thả khoảng 4 hồ nuôi, số diện tích còn lại dùng làm ao xử lý nước thải, mương thoát nước và ao lắng để lấy nước đầu vào.

Ông Phước cho biết: “Hiện nay, muốn nuôi TTCT trên đầm phá, phải tiến hành đăng ký với xã, xây dựng cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn và được huyện cùng chi cục thủy sản kiểm tra phê duyệt mới được nuôi”.

Với việc đầu tư hạ tầng đầy đủ, tuân thủ kỹ thuật nuôi, kiểm soát tốt dịch bệnh, những vụ tôm gần đây ông Phước nuôi đều đạt từ 3,5-4 tấn tôm thương phẩm/hồ. Hiện nay, ông Phước đang “chạy nước” chuẩn bị hạ tầng cho vụ nuôi mới.

Tăng cường quản lý

Ông Hồ Đình Tiển, Chủ tịch UBND xã Phú Xuân cho biết, toàn xã có hơn 300 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản cao triều và thấp triều với gần 600 hộ dân tham gia. Thời điểm năm 2016-2017, thấy lợi nhuận cao từ nuôi TTCT, đã có 37 hộ dân trên địa bàn lén lút đào hồ, thả nuôi TTCT. Do không tuân thủ quy trình kỹ thuật cùng hạ tầng xử lý nước thải dịch bệnh diễn ra tràn lan, môi trường ô nhiễm khiến nhiều hộ rơi vào tình trạng thua lỗ. Địa phương đã tiến hành kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp nuôi trái phép và buộc 600 hộ dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn ký cam kết không nuôi TTCT trên đầm phá khi không đủ điều kiện theo quy định. Đến nay, trên địa bàn không còn tình trạng nuôi TTCT trái phép.

Ông Hoàng Sa, Chủ tịch UBND xã Lộc Điền cho biết, trong thời gian qua, địa phương đã thực hiện các giải pháp siết chặt quản lý tình trạng nuôi TTCT ven đầm phá trên địa bàn. Theo đó, ngoài công tác tuyền truyền các văn bản quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đến các tổ chức, cá nhân; xã tiến hành phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong việc quản lý và kiểm tra đủ điều kiện cơ sở sản xuất của các tổ chức, cá nhân đăng ký nuôi TTCT trên địa bàn ngay từ khâu “đầu vào”. Hạn chế tình trạng vụ nuôi “vỡ lở” mới bắt tay xử lý không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn thiệt hại cho các hộ nuôi.

Đến nay, ngoài trường hợp được cấp phép nuôi TTCT vùng đầm phá là hộ ông Nguyễn Văn Phước, UBND xã Lộc Điền đã yêu cầu thêm một hộ nuôi là bà Nguyễn Thị Thùy Trang (thôn Đông An) bổ sung nâng cấp hệ thống thoát nước thải để được cơ quan chức năng  phê duyệt, cấp phép nuôi trên địa bàn.

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 24/04/2018
Hà Nguyên
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 19:07 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 19:07 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 19:07 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 19:07 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 19:07 25/11/2024
Some text some message..