Huế: Thí điểm mô hình thủy sản an toàn

Sử dụng chế phẩm sinh học (EM) trong nuôi thủy sản xen ghép và nuôi tôm sú bán thâm canh là hai mô hình vừa được Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh triển khai thí điểm thành công.

Thí điểm mô hình thủy sản an toàn
Thu hoạch tôm-mô hình nuôi chế phẩm EM

Ông Nguyễn Văn Sử ở xã Vinh Giang (Phú Lộc) là một trong 6 hộ được chọn làm thí điểm mô hình vào nuôi thủy sản xen ghép (tôm-cua-cá) trong năm 2018.

“Mô hình sử dụng chế phẩm EM trong nuôi thủy sản không khó, cơ bản giống với phương thức nuôi thông thường, chỉ khác là không sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, không lạm dụng thuốc phòng trừ dịch bệnh, kích thích sinh trưởng. Qua vụ nuôi thí điểm cho thấy, các loại thủy sản phát triển tốt, ít dịch bệnh, chất lượng sản phẩm an toàn, lại không bị ô nhiễm nguồn nước ao hồ và các khu vực xung quanh. Sử dụng chế phẩm EM có thể đạt năng suất không cao, bù lại rất an toàn, “ăn chắc”, sản phẩm có giá trị kinh tế”, ông Sử tin tưởng.

Từ đầu năm, TTKN tỉnh triển khai mô hình thí điểm nuôi thủy sản xen ghép sử dụng chế phẩm EM trên diện tích 3 ha, với 6 hộ tham gia thuộc các xã Vinh Giang (Phú Lộc), Quảng Thành, Quảng Phước (Quảng Điền). Trong điều kiện thời tiết phức tạp, nắng nóng trong các tháng 6, 7 rất gay gắt song thủy sản vẫn phát triển khá tốt, năng suất bình quân đạt 1,35 tấn/ha, lãi 60-70 triệu đồng/ha. Bình quân mỗi hộ nuôi trên diện tích 0,5 ha, lãi từ 30-35 triệu đồng/hộ.


Sản phẩm của mô hình nuôi xen ghép sử dụng chế phẩm EM

Mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh an toàn được triển khai tại các xã Phú Đa, Phú Mỹ, thị trấn Thuận An (Phú Vang) và xã Quảng Công (Quảng Điền) trên diện tích 5 ha cũng mang lại hiệu quả.

Một trong những chủ hộ tham gia mô hình- ông Lê Trọng Đại ở xã Quảng Công chia sẻ: “Với các hồ cao triều, năng suất có thể đạt từ 2 tấn trở lên/ha, hạ triều 1,1 tấn/ha. Điều đáng mừng, quá trình nuôi tôm không xảy ra dịch bệnh, phát triển tốt, giá tôm cao hơn 20-30% so với sản phẩm nuôi thông thường”, ông Đại hồ hởi.

Ông Châu Ngọc Phi, Giám đốc TTKN tỉnh cho rằng, mục tiêu của các mô hình hướng đến thay đổi nhận thức, phương thức nuôi trồng an toàn, đảm bảo chất lượng, có giá trị kinh tế. Việc sử dụng chế phẩm EM, hoàn toàn không sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, chất kích thích tôm sinh trưởng, hạn chế tối đa nguy cơ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh nhưng tôm nuôi vẫn phát triển tốt.

Thuận lợi lớn trong quá trình triển khai các mô hình thí điểm là yếu tố đầu tư sản xuất mang tính tập trung, quy mô lớn hơn nên việc đánh giá kết quả khách quan hơn; so với trước đây thường triển khai dàn trải dẫn đến việc đánh giá kết quả thiếu khách quan, thiếu chính xác. Sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương, ban ngành và các hộ dân cũng là yếu tố thuận lợi trong quá trình triển khai mô hình. Các hộ tham gia đều có kiến thức, trình độ cơ bản nên tiếp thu, áp dụng nhanh các quy trình, kỹ thuật. Công tác tuyên truyền, quảng bá các mô hình được chú trọng thông qua các cơ quan thông tin đại chúng, tạo sự lan tỏa nhanh chóng trong cộng đồng, địa phương.

Theo ông Phi, khó khăn lớn nhất là điều kiện thời tiết trong mùa nắng nóng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thủy sản. Trong khi các cơ sở sản xuất, cung ứng giống thủy sản trên địa bàn tỉnh cơ bản đảm bảo độ tin cậy thì chất lượng tôm giống mua ở các tỉnh khác không đảm bảo, khó kiểm định, kiểm dịch bằng máy PCR (kiểm tra nhanh các mầm bệnh). Một số hộ dân trong quá trình nuôi vẫn chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật an toàn, sử dụng chế phẩm EM. Khi có dấu hiệu dịch bệnh, các hộ vẫn sử dụng hóa chất, vôi, thuốc kháng sinh… để xử lý. Việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật chưa được rộng rãi tại nhiều địa phương có điều kiện, tiềm năng nuôi trồng thủy sản.

TTKN tiếp tục phối hợp với các cơ quan, ban ngành chức năng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân ứng dụng các mô hình nuôi an toàn, vệ sinh thực phẩm. Từ đó định hướng người dân có sự lựa chọn các loại chế phẩm EM hợp lý, được phép lưu hành theo quy định của Bộ NN&PTNT.

Ngoài các mô hình mới thí điểm trong năm 2018, đến nay đã có 40-50% số hộ nuôi tại các địa phương (thí điểm mô hình) học tập, triển khai ứng dụng quy trình nuôi tôm sú an toàn, nuôi xen ghép thủy sản bằng chế phẩm EM. Qua kiểm tra, đánh giá, hầu hết các hộ nuôi thủy sản đều mang lại hiệu quả khả quan, bình quân mỗi hộ nuôi từ 0,5-1 ha lãi từ 35-75 triệu đồng.

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 26/09/2018
Hoàng Triều
Nuôi trồng

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 01:26 21/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 01:26 21/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 01:26 21/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 01:26 21/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 01:26 21/11/2024
Some text some message..