Hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá dìa

Cá dìa là loài cá có giá trị kinh tế. Nhờ đặc tính ăn tạp nghiêng về thực vật và mùn bã hữu cơ, trong điều kiện nuôi có thể sử dụng thức ăn tổng hợp.

Cá dìa
Cá dìa với đặc tính thịt thơm ngon, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế

Cá dìa có thể được nuôi kết hợp với tôm sú hoặc nuôi đơn trong các ao nuôi tôm bị dịch bệnh; vừa mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời giúp tiêu diệt mầm bệnh trong ao tôm. Với mật độ thả 2 – 3 con/m2, sử dụng thức ăn tự chế hoặc thức ăn công nghiệp, sau 8 – 12 tháng nuôi, cá có thể đạt trọng lượng 0,5 – 1 kg/con.

1.  Lựa chọn vị trí và thiết kế ao nuôi

1.1. Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi

- Chọn vị trí xây dựng ao nuôi ở vùng trung du triều, biên dộ triều khoảng 2 – 3 m để tiện cho việc cải tạo ao, tháo và lấy nước trong quá trình nuôi.

- Gần nguồn nước: cung cấp đầy đủ trong suốt quá trình nuôi cá, nước phải sạch bảo đảm các chỉ tiêu nuôi cá; không có nước thải đổ vào như nước thải các nhà máy công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi gia súc gia cầm đặc biệt là nước thải y tế.

- Có khả năng cấp thoát nước chủ động, không bị hạn hán và không bị ngập úng trong mùa mưa lũ.

- Phải có hệ thống giao thông thuận tiện giúp cho việc cung ứng vật tư, trang thiết bị và tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi.

- Điều kiện thổ nhưỡng: ít mùn bã hữu cơ, độ kết dính của đất tốt, không bị sạt lỡ và giữ được nước, tốt nhất là đất thịt hoặc đất thịt pha cát.

STTCác yếu tố môi trườngKhoảng thích hợp
1Độ mặn (%)15 - 20
2Nhiệt độ nước (oC)28 - 32
3DO (mg/L)>5
4pH7.5 - 8.5
5Chất đáy ao: Cát, cát pha bùn

Các yếu tố môi trường thích hợp để nuôi cá dìa

1.2. Thiết kế, xây dựng ao nuôi

- Ao có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, diện tích ao nuôi tốt nhất từ 3.000 – 5.000 m2, có thể sử dụng ao nuôi tôm không hiệu quả để nuôi cá.

- Bờ ao chắc chắn, không bị rò rỉ tránh thất thoát nước và cá trốn thoát, không có hang hốc là nơi trú ẩn của địch hại; mặt bờ rộng tối thiểu 1 – 1,5 m, độ cao an toàn bờ tối thiểu phải cao hơn mực nước cao nhất hàng năm là 0,5 m. 

- Hệ thống cấp thoát nước: mỗi ao nên có 2 cống đối diện nhau, cống cấp nước cao hơn mặt nước ao, cống thoát nước thấp hơn nền đáy ao. Khẩu độ cống tùy theo diện tích ao.

- Độ sâu mực nước của ao nuôi từ 1,2 – 1,5 m.

- Đáy ao: bằng phẳng, hơi dốc về phía cống thoát nước.

1.3. Chuẩn bị ao nuôi

Các bước chuẩn bị ao nuôi như sau:

- Ao nuôi phải được tháo cạn nước, vét bùn, rửa sạch đáy ao. 

- Bón vôi: với liều lượng 10 – 20 kg/100 m2 với những ao có pH đất cao (pH ≥ 6,5). Nếu ao có pH thấp (pH ≤ 6) liều lượng vôi bón cho ao khoảng 30 – 50 kg/100 m2 để diệt tạp và cải tạo pH.

- Phơi đáy ao 3 – 5 ngày.

- Bón lót: ao nuôi phải được cày bừa kỹ và bón lót bằng phân chuồng ủ hoai với liều lượng 2,5 – 5,0 tấn/ha. 

-  Lấy nước vào ao (chia làm 2 lần):  

+ Lần 1: lấy nước vào ao khoảng 25 – 30 cm và giữ nguyên mực nước đó trong vòng 7 – 10 ngày để sinh vật phù du phát triển.

+ Lần 2: Nâng mực nước trong ao lên khoảng 1,2 – 1,5 m khi độ trong đạt 30 – 40 cm thì thả giống.

2. Chọn và thả giống

- Tiêu chuẩn cá giống: cá giống đồng đều về kích thước, khỏe mạnh, không bị xây xát, dị tật, bơi lội hoạt bát.

- Kích cỡ: 3 – 6 cm/con.

- Mật độ: 2 – 3 con/m2.

Giống cá dìa
Giống cá dìa. Ảnh: NTN

- Thả cá vào lúc trời mát (sáng sớm hoặc chiều tối). Trước khi thả cá tiến hành ngâm túi đựng cá giống trong ao nuôi từ 10 – 15 phút, sau đó mới mở miệng túi thả cá ra từ từ.

- Cá giống trước khi thả vào ao nuôi cần tiến hành tắm cho cá bằng nước ngọt hoặc dung dịch formol nồng độ 50 – 100 ppm, trong thời gian 15 – 25 phút kết hợp sục khí.

3. Cho ăn 

- Loại thức ăn: Cho cá ăn chủ yếu là các loại rong hoặc có thể sử dụng thức ăn viên công nghiệp.

- Đối với thức ăn là rong: thả thức ăn vào khung nổi trên mặt nước đặt cách bờ 1,5 – 2 m. Lượng thức ăn mỗi lần cho ăn: 30 – 40% trọng lượng thân. Số lần cho ăn: cho ăn ngày 2 lần (6 – 7 giờ và 17 – 18 giờ).

- Nếu sử dụng thức ăn viên công nghiệp:

Giai đoạn nuôiTỷ lệ thức ăn hàng ngày theo trọng lượng thân cá
3 tháng đầu6 - 8%
Từ 4 tháng trở đi4 - 5%

- Quan sát khả năng sử dụng thức ăn, tình trạng sức khỏe của cá và thời tiết để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.

- Theo dõi tốc độ tăng trưởng để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Kiểm tra sự tăng trưởng bằng cách lấy mẫu để đo chiều dài và cân trọng lượng cá.

Kiểm tra cá
Kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá. Ảnh: NTN

4. Chăm sóc và quản lý

- Trong quá trình nuôi, thường xuyên theo dõi màu nước, các yếu tố môi trường, tình trạng sức khỏe, các bệnh lý của cá để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Mực nước trong ao nuôi luôn duy trì trên 1,2 m. Tùy theo chất lượng nước của ao nuôi mà quyết định số lần thay nước. Thay nước trong ao dựa vào thuỷ triều để đảm bảo chất lượng nước ao đạt tiêu chuẩn nuôi, lượng nước thay từ 20 – 30%/lần.

- Sử dụng các loại máy đảo nước, máy sục khí để duy trì lượng oxy hòa tan tối ưu trong ao nuôi, đặc biệt là sau khi mặt trời lặn. Trong thời gian đầu của quá trình nuôi chỉ chạy máy quạt nước vào buổi tối, khi cá lớn tùy theo tổng khối lượng cá trong ao nuôi mà điều chỉnh thời gian chạy máy quạt nước cho phù hợp.

5. Phòng bệnh

Trong quá trình nuôi, cần lưu ý các biện pháp sau:

- Địa điểm nuôi thích hợp; thiết kế công trình nuôi, cải tạo ao đúng kỹ thuật. Nguồn nước lấy vào ao nuôi phải sạch hoặc đã được xử lý.

- Chọn cá giống tốt, có nguồn gốc rõ ràng và không mang mầm bệnh. Mật độ thả nuôi hợp lý.

- Cho cá ăn đúng liều lượng và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cá.

- Thường xuyên quan sát ao nuôi, kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý thích hợp.

- Định kỳ thay nước để cải thiện điều kiện môi trường ao nuôi.

6. Thu hoạch

Sau khoảng 8 tháng nuôi khi cá đạt trọng lượng trung bình 500g/con thì ta tiến hành thu hoạch. Tùy vào thời điểm và giá cả thị trường mà ta có thể thu hoạch một phần hoặc tất cả cá có trong ao. Nếu thu hoạch hàng ngày có thể sử dụng lưới bén, lưới có kích thước mắt lưới phù hợp. Nếu thu toàn bộ cá trong ao thì tháo cạn nước trong ao để bắt cá. 

Đăng ngày 25/07/2023
NTN @ntn
Kỹ thuật

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 10:00 17/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 11:39 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 00:03 20/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 00:03 20/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 00:03 20/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 00:03 20/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 00:03 20/01/2025
Some text some message..