Hoạt động và vận hành máy cho tôm ăn tự động
Thức ăn được phun ra đều trong diện tích tròn có bán kính cánh máy từ 4-14m tùy loại. Thức ăn từ bồn chứa đặt phía trên đi xuống hệ ống ly tâm bắn ra bằng một mô tơ đặt dưới cùng. Hệ thống nối với bộ phận điều khiển tự động và có thể tùy chỉnh bằng bảng điện tử điều khiển.
Thông số cơ bản của máy cho ăn tự động. Nguồn Tom&tom
Thức ăn được cho sẳn trong thùng chứa khi đến giờ cho ăn máy sẽ tự động phun thức ăn hoặc hoạt động liên tục tùy theo cài đặt.
Ưu điểm của máy cho ăn tự động
Có thể điều chỉnh được bán kính quăng, phù hợp mọi loại ao (trừ một số ao có hình dạng đặc biệt).
Máy cho ăn giúp tôm ăn liên tục hạn chế thức ăn nằm lâu tan trong nước, hạn chế ô nhiễm môi trường do dư thừa thức ăn.
Giảm hệ số FCR và tôm nuôi phát triển tốt và đồng đều hơn.
Không phải tắt quạt khi tôm ăn hạn chế thiếu hụt oxy giúp tôm ăn mạnh hơn.
Thức ăn được rải đều hơn so với cho ăn bằng tay.
Tiết kiệm số lượng nhân công quản lý.
Nhược điểm của máy cho ăn tự động
Tôm tập trung nhiều vào khu vực máy cho ăn có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy cục bộ.
Việc trộn chất dinh dưỡng và thuốc khiến thức ăn bị nhão kẹt trong máy, làm cho máy không hoạt động hiệu quả.
Cho tôm ăn bằng máy tự động thì không chủ động tránh được các vùng đáy ao ô nhiễm, vì máy cho ăn thường được đặt cố định.
Một số ao nuôi có hình dạng không tốt như quá hẹp, hay khó lắp quạt gom được cận bã đáy ao thì không dùng máy cho ăn được.
Hướng dẫn sử dụng
Lắp đặt máy:
Máy được đặt cách bờ từ 8 đến 12m tùy vào diện tích từng ao để phân bố số lượng máy cho ăn. Đặt máy cho ăn cách mặt nước 50 - 70cm.
Nên đặt 2 nhá (sàn ăn) để kiểm soát lượng thức ăn tôm. Đặt nhá 1 cái cách máy 1 - 2m, đặt nhá 2 cái cách máy 6 - 8m. Nhá thì nên cách đáy ao 15cm
Nhá được đặt ở nơi thức ăn phun tới nhiều, phải thường xuyên kiểm tra thức ăn trong vó nếu dư cần điều chỉnh lại. Thời gian kiểm tra 2h/lần nếu dư cần chỉnh lại giảm khoảng thời gian phun thức ăn hoặc tăng thời gian ngưng cho ăn giữa các cữ ăn.
Cách cho ăn và điều chỉnh thức ăn
Dưới đây chúng tôi chỉ nêu 2 cách cho ăn phổ biến, còn tùy vào mỗi hộ nuôi mà có cách sử dụng khác
1. Thời gian cho ăn 1 giây, thời gian chờ 1 phút và hoạt động trong suốt 24h sau đó kiểm tra vó mà không cần chờ tôm ngưng ăn.
2. Thời gian cho ăn 5 giây/1 lần, ngưng 10 phút và cho ăn từ 6h-20h hoặc từ 7h-19h.
3. Theo cách tính thức ăn và cách cài đặt máy sau:
Ví dụ: Lượng thức ăn là 300 kg/ngày, cho ăn liên tục 13 giờ/ngày. Cách tính như sau:
- Lượng thức ăn mỗi giờ sẽ là: 300 kg/13 giờ = 23 kg/giờ. Thời gian nghỉ của máy là 10 phút, có nghĩa là 1 giờ máy khởi động 6 lần. Vậy lượng thức ăn 1 lần là: 23 kg/6 lần = 3,8 kg/lần.
Công suất của máy là 120g/giây (tùy máy) nên số thời gian của 1 lần cho ăn là: 3,8 kg/120g = 31 giây (một lần cho ăn mất 31 giây).
Vì vậy sẽ cài đặt máy là:
Thời gian chờ: 10 phút khởi động máy 1 lần.Thời gian cho ăn: 31 giây/1 lần khởi động máy.
Máy cho ăn tự động được sử dụng khi tôm trên 15- 25 ngày tuổi, hoặc khi bắt đầu sử dụng thức ăn số 3. Thời gian kiểm tra 2h/lần nếu dư cần chỉnh lại giảm khoảng thời gian phun thức ăn hoặc tăng thời gian ngưng cho ăn giữa các cữ ăn.
Bảng 2: Tỷ lệ cho thức ăn vào nhá và thời gian kiểm tra
Kiểm tra tăng trưởng của tôm trong khoảng thời gian từ 7-10 ngày để điều chỉnh lượng cho ăn. Khoảng 60 – 120 phút sau khi cho ăn, kéo nhá để xem lượng thức ăn thừa và quan sát đường ruột của tôm.
Nếu phải trộn thuốc , dinh dưỡng cho tôm nên sử dụng chất kết dính, trộn trước rồi để thật ráo trong vòng 30 phút trước khi cho ăn.
Các biện pháp hạn chế nhược điểm của máy cho ăn tự động
Thiết kế ao nuôi có hệ thống quạt để gom chất thải và có hệ thống xiphong đáy ao để lấy chất thải ra khỏi ao.
Lắp đặt hệ thống tạo oxy phân phối đều khắp ao nhất là nơi tôm tập trung ăn.