Hướng nuôi lươn mới tại Khánh Hòa

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa vừa nghiệm thu đề tài áp dụng mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng tại tỉnh. Hiệu quả của mô hình mở thêm hướng nuôi lươn mới, góp phần giải quyết bài toán kinh tế cho người dân.

Hướng nuôi lươn mới tại Khánh Hòa
Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng.

Thạc sĩ Lê Hoài Nam - Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh, chủ nhiệm đề tài cho biết, lươn đồng là loại thủy đặc sản có giá trị kinh tế vì giá trị dinh dưỡng cao, được dùng như một loại dược liệu chữa bệnh. Tại Khánh Hòa, kỹ thuật nuôi lươn không bùn được người dân tiếp cận từ năm 2013 nhưng chủ yếu mang tính tự phát. Ngoài ra, người dân sử dụng con giống đánh bắt tự nhiên hoặc lấy giống không có nguồn gốc rõ ràng dẫn tới tỷ lệ hao hụt cao, hiệu quả kinh tế thấp. Để nghề nuôi lươn không bùn phát triển ở quy mô ổn định, mang tính bền vững và đem lại hiệu quả kinh tế, trung tâm đã thực hiện đề tài áp dụng mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng. Qua hơn 2 năm triển khai, đề tài đã xây dựng 4 mô hình tại xã Vĩnh Phương (TP. Nha Trang) và xã Vạn Thắng (huyện Vạn Ninh). Giống nuôi và quy trình được ứng dụng từ Trung tâm Giống thủy sản An Giang nhưng có nhiều cải tiến phù hợp với điều kiện ở Khánh Hòa.

Qua 8 tháng nuôi, tỷ lệ sống trung bình của lươn ở cả 4 mô hình đạt 85,7% (vượt 10% so với chỉ tiêu); khối lượng lươn thu hoạch đạt 2.630kg (vượt 400kg), tỷ suất lợi nhuận đạt 38% so với chi phí đầu tư. Từ hiệu quả trên, đề tài đã tổ chức tập huấn mô hình cho 60 học viên và nhân rộng 7 mô hình ở huyện Vạn Ninh, Diên Khánh, Cam Lâm, thị xã Ninh Hòa và TP. Nha Trang. So với quy trình chuẩn, điểm mới của đề tài là thay thế thức ăn hỗn hợp (70% cá tạp + 30% công nghiệp) bằng thức ăn công nghiệp (dễ mua, giá thành thấp); hướng dẫn người nuôi cách phòng bệnh cho lươn bằng các loại thảo dược và bổ sung men vi sinh, khoáng chất, dung dịch tỏi để tăng sức đề kháng, qua đó hạn chế sử dụng kháng sinh, tạo ra lươn sạch; tận dụng và cải tạo chuồng heo cũ để làm hệ thống nuôi nhằm giảm chi phí xây mới. Bên cạnh đó, đề tài cải tiến giá thể nuôi bằng vỉ tre thành ống nhựa, giúp quá trình vệ sinh được dễ dàng, hạn chế mầm bệnh phát sinh trong quá trình nuôi; cách theo dõi và phân cỡ lươn khi thấy sự chênh lệch về kích cỡ nhằm tăng năng suất... Ông Trần Đại Trường (thôn Dầu Sơn, xã Suối Tân, huyện Cam Lâm) chia sẻ: “Sau khi tham gia lớp tập huấn, tôi thấy mô hình của trung tâm đưa ra tương đối dễ làm, nguồn vốn đầu tư thấp nên triển khai và thả nuôi 3.000 con giống. Qua 8 tháng nuôi, lợi nhuận ròng tôi thu được gần 28 triệu đồng”.

Nhận định về hiệu quả đề tài, ông Huỳnh Kim Khánh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết: “Mô hình của đề tài đơn giản, chi phí đầu tư thấp, tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi, nhất là có thể áp dụng trong bất cứ điều kiện nào. Đề tài này rất có ý nghĩa cho chương trình nông thôn mới,  giúp người dân có thêm một mô hình phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Vì thế, nên sớm triển khai ứng dụng nhân rộng mô hình này cho những hộ có nhu cầu”.

Được biết, bên cạnh việc xây dựng mô hình tại các địa phương, đề tài còn tiến hành thử nghiệm sinh sản nhân tạo lươn đồng. Mặc dù kết quả thử nghiệm còn thấp nhưng là tiền đề cho các nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tiếp theo giúp người nuôi chủ động nguồn lươn giống.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 23/05/2018
C. Đan
Nông thôn

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 09:56 02/10/2024

Rùa biển vướng lưới ven bờ Bình Định có nguồn gốc từ Trung Quốc

Sáng ngày 28.9, ông Nguyễn Thanh Tùng, SN 1986 ở thôn Vĩnh Lợi 2, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, Bình Định thông tin.

Rùa biển
• 12:00 01/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 14:20 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 14:20 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 14:20 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 14:20 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 14:20 18/10/2024
Some text some message..