Huyện Cái Nước, Phú Tân: Gian nan giữ lúa trên đất nuôi tôm-Bài 1: Nông dân quay lưng với cây lúa

Từ những năm đầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất, Cà Mau có tới 90.000 ha lúa - tôm thuộc diện quy hoạch. Sau hơn 10 năm thực hiện, diện tích ấy giảm đi hơn một nửa, chỉ còn khoảng 40.000 ha. Có nhiều lý do khiến vùng quy hoạch một vụ lúa, một vụ tôm bị thu hẹp, nhưng điều quan trọng hơn hết chính là sự mặn mà của nông dân với cây lúa trên đất nuôi tôm đang dần phai nhạt.

Thu hoạch tôm
Nông dân ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước thu hoạch tôm. Ảnh: THANH NHÀN

Quy hoạch lúa - tôm là chủ trương đúng đắn của tỉnh trong thời gian qua, nhằm bảo đảm môi trường bền vững để con tôm phát triển, đồng thời tạo nguồn lương thực, tăng thu nhập cho nông dân. Thế nhưng, hiện nay, nhiều vùng quy hoạch đang bị phá vỡ, diện tích lúa - tôm đang suy giảm mạnh. Và một hệ lụy kéo dài khó lường hết được nếu như đến một ngày con tôm không còn “ôm” cây lúa.

Năm 2013, toàn tỉnh quy hoạch 43.000 ha lúa - tôm. Nhưng hiện nay, nông dân đang dở khóc dở cười, phần vì quy hoạch không phù hợp với điều kiện thực tế, phần vì những công trình thuỷ lợi đầu tư tiền tỷ dở dang. Từ đó, dẫn đến hệ lụy nông dân không còn mặn mà với cây lúa.

Nhiều vùng quy hoạch bị phá vỡ

Là một trong những huyện có diện tích lúa - tôm nằm trong diện quy hoạch chiếm khoảng 1.000 ha mỗi năm, Phú Tân đang vấp phải một trở ngại lớn trong quá trình thực hiện. Đó là toàn bộ diện tích nằm trong quy hoạch đang có nguy cơ bị phá vỡ.

Đặc biệt, tại hai vùng khép kín ấp Vàm Xáng, xã Phú Mỹ và ấp Cống Đá, xã Phú Tân, người dân bắt đầu ngao ngán khi phải tiếp tục kéo dài sản xuất trong tình trạng không hiệu quả.

Năm 2004, người dân chuyển dịch ồ ạt từ trồng lúa sang vụ lúa trên đất nuôi tôm. Do kỹ thuật chưa có, cộng với thời tiết bất lợi khiến 3 năm liên tục sau đó, sạ cấy lúa đều không đạt hiệu quả. Điển hình, năm 2004, kế hoạch sạ, cấy lúa trên đất nuôi tôm là 1.500 ha nhưng chỉ thu hoạch được 43 ha.

Sang năm 2005, kế hoạch được đưa ra là 1.200 ha nhưng chỉ có 17 ha được thu hoạch. Chi phí bỏ ra không thu lại được, nhiều hộ dân không còn hào hứng, quan tâm đến sản xuất lúa. Bên cạnh đó, tình trạng tôm nuôi chết kéo dài trên diện rộng làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân.

Một tia sáng mới lóe ra khi phương án khép kín vùng làm chậm mặn, phục vụ sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm tại 2 vùng trọng điểm: xã Phú Tân và Phú Mỹ được triển khai thực hiện. Tổng diện tích được quy hoạch 1.373 ha, trong đó có 650 ha lúa - tôm, khu khép kín vùng của 2 xã có 6 tuyến kinh nội đồng được nạo vét với tổng chiều dài trên 10.000 m. Tất cả có 7 đầu kinh được xây dựng 7 cống lớn để cấp thoát nước. Tổng kinh phí 2 khu khép kín vùng gần 4 tỷ đồng.

Thế nhưng, khi đưa vào sử dụng, trên vùng khép kín của xã Phú Mỹ, chỉ năm đầu tiên cho hiệu quả cao, còn lại những năm sau đều ảm đạm.

Ông Nguyễn Văn Dũng, ấp Vàm Xáng, xã Phú Mỹ, phân trần: “Năm đầu tiên thu hoạch được 50 giạ/công, năm sau 20 giạ/công. Còn mấy năm nay, cấy tới đâu chết tới đó, không thu hoạch được gì hết”.

Nhận thức được sự cần thiết của cây lúa đối với con tôm, nhiều hộ nông dân vẫn sản xuất cây lúa dù không thu hoạch được, nhưng giờ đây, tất cả dường như đang kiệt sức.

Anh Nguyễn Minh Trí, ấp Vàm Xáng, xã Phú Mỹ, bộc bạch: “Giờ chủ yếu lấy gốc rạ cho tôm ăn, giữ gìn môi trường ổn định cho con tôm phát triển chứ chẳng thu hoạch được gì hết. Nhiều hộ đã đào ao nuôi tôm, không cấy lúa nữa”.

Nông dân nản lòng vì cây lúa

Không chỉ riêng gia đình ông Dũng, anh Trí nản lòng vì cây lúa mà hầu như hiện nay chỉ còn 42/346 hộ trong khu này duy trì vụ lúa trên đất nuôi tôm. Anh Nguyễn Nhật Tảo, ấp Vàm Xáng, xã Phú Mỹ, cho biết: “Ở đây đa số hộ chuyển sang nuôi tôm hết. Cống bọng đã múc bỏ, muốn giữ lại cây lúa cũng khó”.

Khu khép kín vùng là một trong những công trình trọng điểm được đầu tư tiền tỷ nhưng lại dễ dàng bị phá bỏ, khiến những hộ còn trồng lúa cũng gian nan trên hành trình giữ gìn cây lúa.

Chủ tịch UBND xã Phú Mỹ Trần Quốc Tuấn giải thích: “Để phục vụ cho việc vận chuyển vật tư vào khu vực khép kín vùng nhằm xây dựng lộ nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới, xã đã thống nhất mở cống từ cuối năm 2011. Nhưng do bà con yêu cầu mở cống luôn để nuôi tôm nên đến nay xã vẫn chưa đắp lại”. Như vậy, điều đó cũng đồng nghĩa với việc quy hoạch khép vùng của xã Phú Mỹ thất bại.

Trở ngại hơn vùng quy hoạch ấp Vàm Xáng, xã Phú Mỹ, khu khép kín vùng của ấp Đường Cày, xã Phú Tân thất bại ngay từ giai đoạn đầu. Xây dựng dự án từ 2009, nhưng mãi đến năm 2010 mới được triển khai. Với diện tích quy hoạch 400 ha lúa - tôm, công trình bạc tỷ ấy ngay từ đầu đã không mang lại hiệu quả.

Chủ tịch UBND xã Phú Tân Nguyễn Hoàng Sơn trần tình: “Thời điểm đó, thời tiết thất thường, nắng mưa cục bộ khiến lúa chết hết. Cùng lúc ấy, con tôm có giá, trúng mùa nên người dân đã quay lưng với cây lúa”.

Anh Nguyễn Nhật Tảo, ấp Vàm Xáng, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, là một trong số ít hộ nông dân còn lại trong vùng quy hoạch cố níu giữ cây lúa.

Đó là một trong những lý do mà chính quyền địa phương lý giải cho việc quy hoạch thất bại. Tuy nhiên, khảo sát thực tế, theo quy trình 6 tháng đầu đóng cống để ngăn mặn, 6 tháng sau mở để xổ phèn nhưng thuỷ triều lên rất nhanh, do đó, khi xổ nước ra được một đoạn thì lại chảy ngược vào. Kết quả là việc làm chậm mặn, rửa phèn phục vụ cho vụ lúa trên đất nuôi tôm không đạt hiệu quả.

Như vậy, nhìn nhận một cách khách quan, sở dĩ công trình tiền tỷ ấy không đem lại hiệu quả phải kể đến sự tính toán thiếu chính xác trong công tác quy hoạch.

Ông Huỳnh Văn Dũng, Bí thư Chi bộ ấp Cống Đá, xã Phú Tân, bức xúc: “Ở đây, bà con ai nấy đều nhận thức được sự quan trọng của cây lúa trên đất nuôi tôm và đều đồng lòng hưởng ứng. Tuy nhiên, thực tế vùng này không phù hợp với cây lúa, do gần biển nên nhiễm mặn nặng, lại xì phèn khi nắng cục bộ. Hiện chỉ còn 11/350 hộ giữ lúa mà thôi”.

Điều kiện địa hình không phù hợp, thời tiết thất thường, quy hoạch thiếu đồng bộ đã khiến người dân dần quay lưng với cây lúa. Hành trình lúa - tôm đã manh nha thất bại khi diện tích lúa - tôm toàn tỉnh liên tục giảm đi hằng năm. Hiện nay, chính quyền cũng như người dân ở một số địa phương nằm trong vùng quy hoạch lúa - tôm đang ở trong thế khó: bỏ thì thương, vương thì tội./.

Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Phú Tân, diện tích sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm rất thấp. Năm 2010 kế hoạch 2.000 ha nhưng chỉ thực hiện 530 ha, thu hoạch được 53 ha; năm 2011 kế hoạch là 1.100 ha, thực hiện 401,44 ha, thu hoạch 76,94 ha; năm 2012 kế hoạch 1.000 ha chỉ thực hiện 19,35 ha, thu hoạch 15,1 ha; riêng năm 2013 kế hoạch 1.000 ha, thực hiện được 175 ha.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 23/10/2013
Bài và ảnh: Đào Hồng
Nuôi trồng

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 13:01 06/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 13:01 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 13:01 06/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:01 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 13:01 06/11/2024
Some text some message..