HVG càng phình càng đuối

Sau khi thâu tóm hàng loạt doanh nghiệp (DN) thủy sản và thức ăn chăn nuôi, tưởng chừng CTCP Hùng Vương (HVG) sẽ tăng trưởng mạnh hơn. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2015 vừa được HVG công bố lại khiến NĐT ngỡ ngàng.

Hùng Vương
Chế biến cá tra xuất khẩu tại HVG.

Mỗi năm thâu tóm 1 DN

Công ty TNHH Hùng Vương (tiền thân của HVG) được thành lập và đi vào hoạt động tại Khu công nghiệp Mỹ Tho (Tiền Giang) năm 2003, với vốn điều lệ ban đầu 32 tỷ đồng. Năm 2007 HVG chuyển sang hình thức CTCP với số vốn điều lệ 120 tỷ đồng. Sau đó HVG liên tục tăng vốn và đến thời điểm hiện tại vốn điều lệ của HVG đạt 1.891 tỷ đồng, tương đương 189,2 triệu CP. Điều đáng chú ý, từ khi thành lập đến nay, cùng với việc tăng vốn nóng, HVG liên tục đầu tư mở rộng, góp vốn và thâu tóm các công ty nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản, thức ăn chăn nuôi. Chiến lược đang áp dụng là M&A theo cả chiều dọc và chiều ngang, giúp DN gia tăng cả về quy mô và giá trị. Thậm chí, giới đầu tư còn kháo với nhau rằng chiến lược của HVG là mỗi năm mua lại 1 DN.

Các thương vụ liên kết và thâu tóm của HVG có thể nhắc đến, như năm 2007 góp vốn thành lập các công ty: Công ty TNHH Châu Á (ASI), Công ty TNHH Hùng Vương Vĩnh Long (HVL), Công ty TNHH An Lạc (ALL), CTCP Nuôi trồng Thủy sản Hùng Vương Miền Tây (HMT), CTCP Địa ốc An Lạc (ALR). Năm 2008 góp vốn thành lập các công ty: Công ty TNHH Hùng Vương Sa Đéc (HSĐ), CTCP Châu Âu (EUR). Cũng trong năm này HVG mua hơn 2,8 triệu cổ phần (tương đương 21,92% vốn điều lệ của CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang - AGF (đến năm 2015, HVG tiếp tục mua thêm hơn 3,7 triệu CP AGF, nâng tỷ lệ sở hữu từ 21,92% lên 51,08%). Năm 2011, HVG mua 2,7 triệu cổ phần (tương đương 18% vốn điều lệ) của CTCP Xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến Tre (FBT). Năm 2012, HVG mua 6 triệu cổ phần (tương đương 28,5% vốn điều lệ của CTCP Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng (VTF).

Đỉnh điểm của hoạt động thâu tóm của HVG là năm 2013 khi mua 6,5 triệu CP AGF phát hành thêm; mua 11,4 triệu CP VTF và nhận thêm 5,8 triệu CP trả cổ tức; góp vốn thành lập CTCP Thức ăn thủy sản Hùng Vương Vĩnh Long (HVL2); mua lại phần góp vốn trong ALR; mua 5,1 triệu cổ phần (tương đương 41,7% vốn điều lệ) của CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC). Năm 2014, HVG mua thêm 7,2 triệu CP AGF (nâng tỷ lệ sở hữu lên 79,5%); mua thêm 10,5 triệu CP VTF (nâng tỷ lệ sở hữu lên 80,7%); mua thêm 2 triệu CP FMC. Năm 2015, HVG tiếp tục mua thêm 2,5 triệu CP FMC, nâng tỷ lệ sở lên 50%. Tính đến thời điểm hiện tại, HVG có 6 công ty con, 7 công ty liên quan và 1 công ty liên doanh.

Lợi nhuận đi xuống

Theo giải thích của lãnh đạo HVG, việc đầu tư thâu tóm các DN trong ngành nhằm mục tiêu hoàn thiện quy trình hoạt động theo chuỗi cung ứng khép kín, từ nuôi trồng, chế biến và phân phối thủy sản, nhắm đến mục tiêu trở thành công ty hàng đầu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh quý III vừa được HVG công bố lại cho thấy những con số kém quả quan. Trong khi đó, đóng góp của các công ty HVG đầu tư hay thâu tóm chỉ đơn thuần về doanh thu.

Theo kết quả kinh doanh 9 tháng hợp nhất (chưa kiểm toán) của HVG, doanh thu thuần đạt 13.015 tỷ đồng (tăng 20%). Mức tăng này nhờ hoạt động xuất khẩu hợp nhất mảng thủy sản với AGF, FMC và nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi (kinh doanh bánh dầu đậu nành) của VTF. Mảng kinh doanh của 3 DN này đóng góp 85% tổng doanh thu, tăng trưởng lần lượt 21%, 37% và 19%. Đơn cử, nhờ hợp nhất kim ngạch xuất khẩu tôm của FMC từ quý II, hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản của HVG có mức tăng trưởng dương. Tổng biên lợi nhuận gộp 9 tháng giảm 2% xuống mức 7%, chủ yếu do biên lợi nhuận gộp của hoạt động xuất khẩu thủy sản và thức ăn cho cá giảm. Theo đó, lợi nhuận gộp chỉ tăng 1% và đạt 930 tỷ đồng.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Chế biến - xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị xuất khẩu 9 tháng toàn ngành giảm 9%, trong đó thị trường Hoa Kỳ và châu Âu giảm lần lượt 3% và 16%. Bối cảnh chung này đã tác động tiêu cực khiến tăng trưởng từ hoạt động xuất khẩu cá tra của HVG bị ảnh hưởng. Thực tế, cơ cấu thị trường của HVG đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ, đặc biệt ở khu vực châu Âu. Năm 2013, thị trường này chỉ đạt kim ngạch xuất khẩu 18,7 triệu USD (chiếm 9% trong tổng kim ngạch 2013), sang 2014 đã tăng gấp 3 lần, chiếm tỷ trọng 26%, lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của HVG. Tuy nhiên, việc suy giảm của thị trường châu Âu đã khiến kim ngạch xuất khẩu của HVG những tháng đầu năm 2015 bị ảnh hưởng đáng kể. Tổng giá trị xuất khẩu cá tra của HVG trong 9 tháng năm 2015 đạt khoảng 116,4 triệu USD (giảm 31%).

Do nhu cầu đầu tư và mở rộng sản xuất, HVG tăng vay nợ để đáp ứng chi phí đầu tư tăng. Theo phân tích của CTCK Maybank KimEng (MBKE), hiện tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của HVG tại thời điểm 30-9 ở mức 3x, tăng so với mức 1,9x cùng kỳ, chi phí lãi vay 9 tháng tăng 25%. Thêm vào đó, do không còn khoảng thu từ thanh lý công ty con, doanh thu tài chính 9 tháng giảm 84%; lỗ ròng tài chính 316 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 10 tỷ đồng. Với những bất lợi này nên lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt khoảng 64,4 tỷ đồng (giảm 81%).

Như vậy kết thúc 9 tháng, HVG mới hoàn thành 65% kế hoạch doanh thu và 20% kết hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm 2015. Kể từ 2015 niên độ tài chính của HVG sẽ kết thúc ngày 30-9; niên độ tài chính các năm tiếp theo sẽ bắt đầu vào ngày 1-10 và kết thúc vào ngày 30/9 năm kế tiếp. Tuy nhiên dự báo 2015 của MBKE vẫn lấy tròn năm (1-1-2015 đến 31-12205) để thuận lợi cho việc so sánh, doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2015 của HVG đạt lần lượt 17.042 tỷ đồng (tăng 13%) và 190 tỷ đồng (giảm 34%); EPS 2015 ước đạt 1.091 đồng/CP; P/E 2015 giao dịch ở mức 14x (cao hơn trung bình ngành 10 lần).

Sài Gòn Đầu Tư, 23/11/2015
Đăng ngày 23/11/2015
Kim Giang
Doanh nghiệp

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 11:48 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 10:45 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 10:45 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:45 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 10:45 23/11/2024
Some text some message..