Kế hợp trấu và chùm ngây giúp xử lý kháng sinh trong nước thải

Hai nữ sinh trường Đại học Khoa học Tự nhiên thiết kế bề mặt hấp phụ xử lý dư lượng kháng sinh trong nước thải với các thành phần nanosilica và protein từ vỏ trấu và hạt chùm ngây.

nước thải
Thực tế cho thấy có nhiều doanh nghiệp không xây dựng hệ thống xử lý nước thải do tốn kém chi phí. Ảnh nespetro

Từ khi còn là sinh viên năm hai, khoa Hóa, trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội, Vũ Thị Ngần và Trương Thị Thùy Trang quan tâm đến tình trạng kháng sinh tồn lưu trong nước thải gây nguy hiểm cho con người, động vật và môi trường. Hai nữ sinh đề xuất phương án xử lý dư lượng kháng sinh bằng phương pháp hấp phụ. "Đây là phương pháp phù hợp với các nước đang phát triển như Việt Nam bởi chi phí thấp và hiệu quả cao", Ngần cho biết.


Vũ Thị Ngần (bên trái) và Trương Thị Thùy Trang (bên phải) - chủ nhân sáng kiến xử lý dư lượng kháng sinh trong nước thải bằng trấu và chùm ngây. Ảnh

Mục tiêu của nhóm là thiết kế một bề mặt có khả năng hấp phụ hai loại kháng sinh có hàm lượng dư thừa cao trong nước thải là CFX (Ciprofloxacin) và CEF (Cefixim) từ vật liệu nanosilica (chiết xuất từ vỏ trấu) và protein (chiết xuất từ hạt chùm ngây). Trang cho biết, sở dĩ nhóm chọn vỏ trấu để nghiên cứu là vì có chứa hàm lượng nanosilica rất cao. Còn hạt chùm ngây là một loài thực vật rẻ, phổ biến, có chứa hàm lượng protein cao, dễ tách chiết.

Trải qua gần 2 năm nghiên cứu, làm thí nghiệm, nhóm đã chế tạo thành công nanosilica từ vỏ trấu và protein từ hạt chùm ngây. Đây là hai thành phần quan trọng để tạo nên bề mặt hấp phụ dư lượng kháng sinh trong nước thải.

nanosilica
Quá trình tách nanosilica từ vỏ trấu.

protein
Các bước tách protein từ hạt chùm ngây.

Thử nghiệm vật liệu vào thực tế, sau ba lần lặp lại nhóm nghiên cứu cho biết, kết quả xử lý dư lượng kháng sinh đạt trên 80% đối với kháng sinh CEF và trên 73% đối với kháng CFX. Thử nghiệm xử lý kháng sinh có trong mẫu nước thải tại bệnh viện, hiệu suất đạt 70%.

Nhóm dự định làm thêm về vật liệu nanosilica bên ngoài bọc kẽm giúp hấp phụ thêm nhiều chất khác.

Hai nữ sinh hy vọng đây sẽ là giải pháp tiết kiệm, đơn giản để áp dụng trong quy mô công nghiệp. Thực tế cho thấy có nhiều doanh nghiệp không xây dựng hệ thống xử lý nước thải do tốn kém chi phí. Việc tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp giá rẻ vào xử lý nước thải công nghiệp vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và bảo vệ nguồn nước.

Ngần chia sẻ, có thời điểm hơn một tháng nghiên cứu không ra kết quả, do tính toán sai số liệu, khảo sát mẫu kháng sinh không chuẩn. Hai bạn đã phải tranh thủ hết khoảng thời gian rảnh như nghỉ cuối tuần, nghỉ hè, nghỉ lễ Tết để nghiên cứu trên phòng thí nghiệm. "Làm nghiên cứu khoa học mới thấy càng khó càng mê, vừa luyện tính logic vừa rèn tính kiên nhẫn", Ngần nói.

Đề tài của nhóm đã công bố trên tạp chí quốc tế và giành được giải nhất nghiên cứu khoa học cấp trường, giải khuyến khích nghiên cứu khoa học cấp Bộ, giải nhì cuộc thi "Nâng cao nhận thức về hóa học xanh trong sinh viên" năm 2021.

Ngần và Trang nhận định, hiện "sân chơi" nghiên cứu khoa học chưa có nhiều cho những người trẻ, mối quan tâm của mọi người về các đề tài khoa học ngày càng ít đi. Hai bạn đều mong muốn bản thân được cọ xát ở các cuộc thi "có rất nhiều người trẻ cũng đam mê khoa học như chúng tôi", Trang chia sẻ thêm.

TS Phạm Tiến Đức, phó trưởng phòng đào tạo, giảng viên khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đánh giá cao kết quả nghiên cứu. Ông cho biết, nghiên cứu hoàn toàn khả thi để triển khai thực tiễn nếu có điều kiện phát triển thêm. Về định hướng xa hơn, nhóm có thể hướng tới xử lý mẫu thực trong ao hồ, đầm nuôi thủy sản. Quá trình chăn nuôi thuỷ sản thường xuyên dùng dược phẩm đặc biệt là kháng sinh không theo tiêu chuẩn dẫn đến tồn dư trong môi trường nước. "Dư lượng kháng sinh nhỏ nhưng nếu không xử lý sẽ gây ra hiện tượng hấp thụ bị động dẫn đến kháng thuốc. Kháng thuốc là một trong số những nguyên nhân gây tử vong lớn ở cả người và động vật", TS Đức gợi ý.

Hiện Trang và Ngần đã tốt nghiệp và học tiếp thạc sĩ tại trường. Nhóm cho biết, muốn mở rộng hướng nghiên cứu để tìm ra giải pháp cho vấn đề dư lượng thuốc giảm đau ở người, dư lượng thuốc trừ sâu trong môi trường.

VnExpress
Đăng ngày 08/02/2022
Nguyễn Hạnh
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 01:40 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 01:40 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 01:40 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 01:40 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 01:40 22/11/2024
Some text some message..