Kẽm hữu cơ - Chất thiết yếu cho hệ miễn dịch của tôm

Kẽm hữu cơ có nhiều tác động tích cực đến tôm thẻ chân trắng. Chúng giúp cải thiện chất lượng và thúc đẩy hoạt động miễn dịch ở đường ruột tôm. Có thể nói chúng là một loại khoáng mà tôm không thể nào thiếu được trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở ao nuôi.

Tôm thẻ
Hệ thống miễn dịch của tôm là một hệ thống tự nhiên

Hệ miễn dịch của tôm

Hệ thống miễn dịch của tôm là một hệ thống tự nhiên, không đặc hiệu, tức là bất kỳ tác nhân lạ nào cũng được phản ứng lại y như nhau và không có khả năng ghi nhớ. Bao gồm miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch, cả hai cơ chế cùng giúp đỡ nhau trong việc đào thải và loại bỏ sinh vật lạ gây hại cho tôm.

Đầu tiên, khi mầm bệnh xâm nhập thì sẽ gặp phải hàng rào vật lý, chính là lớp vỏ chitin của tôm. Nó bao gồm 1 lớp chất nhầy với tác dụng kháng khuẩn bề mặt hiệu quả. Sau khi chiến thắng hàng rào vật lý, mầm bệnh sẽ chịu tác động của các tế bào máu có khả năng miễn dịch.

Cơ thể tôm có 5 loại tế bào máu nhưng chỉ biết chức năng của 3 tế bào chính bao gồm tế bào hạt, tế bào bán hạt và tế bào hyalin (tế bào sợi). Các tế bào này thực hiện chức năng thực bào, đóng gói (khu trú mầm bệnh) và hình thành melanin tiêu diệt vật thể lạ. 

Các tế bào hạt chủ yếu thực hiện các hoạt động thực bào, tiết enzyme bảo vệ cơ thể tôm. Các tế bào sợi chiếm số lượng cao nhất và cũng là thành chủ yếu tham gia vào các hoạt động miễn dịch.

Để ức chế hoạt động của các vi khuẩn xâm nhập, các tế bào máu ngoài các chức năng chính trên còn có thể làm xơ cứng lớp vỏ bên ngoài của vi sinh vật xâm nhập, làm lành lại những tổn thương trên lớp vỏ chitin, trợ giúp cho các quá trình trao đổi carbohydrate và vận chuyển các acid amin hay protein cho cơ thể tôm.

Miễn dịch thể dịch bao gồm nhiều sự hoạt hóa và sinh sản của các phân tử dự trữ trong máu như các protein, chất chống đông máu, các kháng thể, peptide kháng khuẩn và các enzyme.

Kẽm hữu cơ hỗ trợ hệ miễn dịch cho tôm

Kẽm là một nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, sinh sản, tổng hợp protein, sản xuất năng lượng và hình thành các gen trên cơ thể của cả con người và động vật. 

Kẽm Kẽm là một nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển trên cơ thể của cả con người và động vật. Ảnh: uv-vietnam.com.vn

Thêm nữa, kẽm cũng có một số chức năng đặc biệt trong các chất chống oxy hóa và phản ứng miễn dịch, cũng như xúc tác hoạt động hình thành một số enzyme.

Tuy nhiên việc hấp thu kẽm của các động vật hầu như đều không hiệu quả, điều này lâu ngày sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các chức năng sinh lý đề cập bên trên. Do vậy, hiện nay người ta bắt đầu sử dụng nguồn kẽm hữu cơ dạng acid amin vào thức ăn, hoạt động tốt hơn và đảm bảo được sự hòa tan khi vào trong đường tiêu hóa.

Kẽm là nguồn năng lượng chính của niêm mạc ruột và là tiền chất của protein với một số phân tử tính hiệu của hệ miễn dịch, do đó cũng duy trì cấu trúc và chức năng của cơ thể tôm.

Hàm lượng kẽm hữu cơ trong khẩu phần thấp (60 ppm, 90 ppm) sẽ đạt hiệu quả chống oxy hóa của huyết tương và gan tụy tốt hơn so với liều kẽm vô cơ cao hơn (120 ppm). Hiệu quả chống oxy hóa thể hiện qua việc tăng cường hoạt động enzyme chủ chốt như superoxide dismutase, Cu/Zn SOD, catalase,...

Kẽm hữu cơ ở mức thấp cũng tác động tích cực lên hệ miễn dịch thông qua tăng cường axit phosphatase, pro- phenoloxidase, lysozyme và các biểu hiện gen liên quan đến miễn dịch của gan tụy tôm.

Ngoài cải thiện khả năng miễn dịch, kẽm hữu cơ còn tạo ra những thay đổi thuận lợi trong cộng đồng hệ vi sinh đường ruột của tôm.

Đăng ngày 29/12/2023
Mây @may
Nguyên liệu

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 19:11 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:11 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 19:11 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 19:11 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 19:11 20/12/2024
Some text some message..