Kéo điện về giúp dân nuôi tôm

Trong năm 2017, EVNSPC dự kiến đầu tư 303 tỉ đồng từ nguồn vốn tự có cấp điện phục vụ nuôi tôm, trong đó ưu tiên các khu vực cấp bách, có tiềm năng phát triển mạnh

Kéo điện về giúp dân nuôi tôm
EVNSPC cải tạo và phát triển lưới điện trung hạ thế phục vụ nuôi trồng thủy sản. Hình minh họa

Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (EVNSPC) đang rà soát, có kế hoạch cải tạo và phát triển lưới điện trung hạ thế phục vụ nuôi trồng thủy sản tại 6 tỉnh (Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang) ven biển trong khu vực ĐBSCL với tổng nhu cầu vốn đến năm 2020 là khoảng 1.494,8 tỉ đồng. Riêng trong năm 2017, EVNSPC dự kiến đầu tư 303 tỉ đồng từ nguồn vốn tự có cấp điện phục vụ nuôi tôm, trong đó ưu tiên các khu vực cấp bách, có tiềm năng phát triển mạnh.

Ngoài ra, EVNSPC còn tranh thủ các nguồn vốn vay ODA thông qua dự án phân phối hiệu quả 2 (DEP2), thực hiện trong giai đoạn 2018-2020 với tổng vốn đầu tư khoảng 1.136 tỉ đồng, cải tạo và phát triển 979 km đường dây trung hạ thế và 133 MVA dung lượng trạm biến áp.

Cần thiết cải tạo lưới điện

Đại diện EVNSPC cho biết đến nay, tổng công ty đã đầu tư 876 tỉ đồng thực hiện các dự án, công trình đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện để bảo đảm cấp điện phục vụ nuôi trồng thủy sản (chủ yếu nuôi tôm) tại các tỉnh ven biển phía Nam. Trong đó có dự án cải tạo, nâng cấp và phát triển lưới điện thuộc dự án DPL3 vay vốn World Bank thực hiện trong năm 2015, hoàn tất đưa vào sử dụng quý I/2016 với giá trị đầu tư 597 tỉ đồng. Cùng với đó là các công trình thực hiện bằng nguồn vốn tự có và đối ứng của địa phương với tổng giá trị đầu tư 279 tỉ đồng.

Theo đại diện EVNSPC, với việc triển khai các dự án, công trình trên, tình hình cấp điện phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn các tỉnh phía Nam cơ bản được đáp ứng. Tuy nhiên, do phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, nhất là nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp đi đôi với tình hình các hộ phụ tải nuôi tôm nhỏ lẻ không tập trung, phát triển tự phát đã dẫn đến tình trạng quá tải lưới điện. Chưa kể, một số khu vực trước đây thực hiện chương trình điện khí hóa nông thôn chỉ đầu tư lưới điện một pha phục vụ thắp sáng, nay phát sinh kéo điện để nuôi tôm nên cũng gây quá tải, sụt áp và thiếu điện cục bộ. Do đó, việc đầu tư, cải tạo lại lưới điện phục vụ nuôi trồng thủy sản là cấp thiết.

Hiện nay, tại ĐBSCL, hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở 6 tỉnh ven biển gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang.

Qua khảo sát của EVNSPC, để cải tạo và phát triển lưới điện trung hạ thế phục vụ nuôi trồng thủy sản, từ nay đến năm 2020, 6 tỉnh này cần khoảng 1.494 tỉ đồng để đầu tư 1.645 km đường dây trung thế. Trong đó cải tạo nâng cấp 535 km và xây dựng mới khoảng 1.109 km. Đối với đường dây hạ thế, khối lượng đường dây cần cải tạo là 1.243 km và xây dựng mới 1.841 km. Tổng số trạm biến áp cần nâng cấp gồm 2.708 trạm (91.9 MVA) và xây dựng mới 2.011 trạm với 91.4 MVA.

Theo chỉ đạo của EVNSPC, điện lực các tỉnh khẩn trương rà soát toàn bộ lưới điện hiện hữu và tình hình sử dụng điện nuôi trồng thủy sản tại các địa phương để có cơ sở lập phương án đầu tư theo quy định.

Hỗ trợ nông dân

Trong quá trình chờ xúc tiến đầu tư, cải tạo và phát triển lưới điện, thời gian qua, ngành điện tích cực triển khai các biện pháp vận động, tuyên truyền người dân sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Các công ty điện lực Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh...ra sức tuyên truyền kết hợp hướng dẫn bà con nông dân cách thức sử dụng thiết bị điện và cả kỹ thuật nuôi trồng thủy sản theo mô hình mới tiết kiệm điện. Chẳng hạn, đối với mô hình nuôi tôm quản canh, quản canh cải tiến, nuôi kết hợp tôm - lúa, ngành điện hướng dẫn bà con áp dụng quy trình kỹ thuật không thay nước, gia cố bờ ao chắc chắn, có sử dụng các chế phẩm sinh học nhằm hạn chế việc bơm nước và thay nước để giảm chi phí, tiết kiệm điện năng.

Những việc làm thiết thực trên mang lại nhiều lợi ích cho nông dân. Qua đó, tại nhiều vùng chuyên canh nuôi tôm, ngành điện đã vận động nhiều hộ nuôi áp dụng biện pháp tiết kiệm điện trong sản xuất như lắp đặt tụ bù điện tại các motor chạy quạt; sử dụng ổ trục và con lăn tiết kiệm điện cho hệ thống quạt tạo ôxy; lắp đặt biến tần để điều chỉnh tốc độ động cơ; sử dụng đèn compact, đèn LED tiết kiệm điện trong chiếu sáng...

Từ những việc làm thiết thực, trong năm 2017, EVNSPC sẽ tiếp tục triển khai vận động các hộ nuôi tôm áp dụng những biện pháp tiết kiệm điện trong sản xuất nêu trên, đồng thời triển khai thực hiện đề án "Hỗ trợ tiết kiệm điện cho các hộ nuôi tôm".

Theo đề án này, các hộ nuôi tôm đăng ký thực hiện mô hình tiết kiệm điện sẽ được hỗ trợ các gối đỡ con lăn tiết kiệm điện cho hệ thống quạt tạo ôxy, được tư vấn và hỗ trợ trong việc chuyển đổi các thiết bị điện dùng trong nuôi tôm sang thiết bị tiết kiệm điện. Trước mắt, để chuẩn bị triển khai đề án, EVNSPC đang khẩn trương thống kê quy mô nuôi tôm và tình hình sử dụng điện của từng loại hình nuôi tôm để biên soạn cẩm nang tiết kiệm điện phát tận tay bà con nông dân.

Tiết kiệm điện, bằng cách nào?

Để tiết kiệm điện, giảm sản lượng điện tiêu thụ, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất và gia tăng lợi nhuận, EVNSPC khuyến cáo người nuôi tôm theo mô hình thâm canh (nuôi công nghiệp) cần thực hiện các biện pháp sau:

- Áp dụng quy trình kỹ thuật mới để hạn chế thay nước; giảm mật độ nuôi đối với tôm sú từ 20 con xuống 10 con/m2 và tôm thẻ dưới 100 con/m2 nhằm giảm bớt áp lực dịch bệnh, giảm chi phí đầu tư, nhất là số dàn quạt và thời gian chạy quạt.

- Trong quá trình nuôi cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật cho thời gian chạy quạt, tránh lãng phí điện năng không cần thiết.

- Sử dụng con lăn tiết kiệm điện cho trục đỡ cánh quạt thay thế cho các U, móc bằng nhựa nhằm giảm ma sát trong quá trình chạy quạt, giúp giảm tải cho motor hạn chế tình trạng cháy motor và tiết kiệm điện năng.

- Sử dụng các động cơ điện có hiệu suất cao; kết hợp sử dụng hệ thống bơm thổi khí để giảm bớt thời gian chạy quạt nước ao tôm trong các giai đoạn nuôi.

- Lắp đặt tụ bù điện tại động cơ điện để nâng cao hệ số công suất sử dụng và giảm tổn thất điện năng trên dây dẫn.

- Không sử dụng đèn sợi đốt, thay thế các đèn chiếu sáng có hiệu suất thấp như đèn huỳnh quang, đèn compact chất lượng kém bằng đèn compact tiết kiệm điện, đèn LED.

- Sử dụng dây dẫn điện bảo đảm chất lượng để giảm sụt áp trên đường dây, giúp động cơ hoạt động ổn định và nâng cao hiệu suất của động cơ.

- Sử dụng biến tần để nâng cao hiệu quả sử dụng động cơ quạt ao tôm, góp phần hiệu quả trong việc tiết kiệm điện…

 

Báo Thị Trường
Đăng ngày 23/06/2017
Hồng Thúy
Nuôi trồng

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 11:13 06/10/2024

Cá đối: Loài nuôi ghép mang lại lợi ích cho ao tôm

Cá đối với tập tính là loài ăn tạp, do đó khi kết hợp nuôi trong ao tôm, chúng sẽ sử dụng triệt để chất thải của tôm, thức ăn thừa và cả tảo tàn. Điều này giúp môi trường trong ao tôm được cân bằng, đáy ao tốt, tôm sinh trưởng nhanh và hạn chế được một số dịch bệnh.

Cá đối mục
• 09:29 04/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 10:29 03/10/2024

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm. Khi sử dụng hóa chất, nếu không tuân thủ đúng quy trình và thời gian giãn cách, tôm có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến stress, giảm sức đề kháng hoặc thậm chí gây chết.

Ao nuôi tôm
• 09:41 03/10/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 17:16 06/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 17:16 06/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 17:16 06/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 17:16 06/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 17:16 06/10/2024
Some text some message..