Kết hợp men vi sinh và enzyme trong nuôi TTCT

Một ấn phẩm mới đã phát hiện ra rằng việc tận dụng sự kết hợp của men vi sinh cùng với các enzyme ngoại sinh bổ sung trong hệ thống nuôi thâm canh có thể thúc đẩy các thông số tăng trưởng và cải thiện môi trường nuôi cho tôm nuôi.

Tôm thẻ
Áp dụng chế phẩm sinh học trong chu kỳ nuôi có thể giúp cải thiện chất lượng nước và khả năng hấp thụ thức ăn của tôm. Ảnh: thefishsite.com

Lí do nghiên cứu được thực hiện 

Khi mật độ thả giống trong các trang trại nuôi tôm thâm canh tăng lên, rủi ro phải đối mặt với vấn đề bùng phát và lây truyền dịch bệnh lớn hơn, cũng như sẽ làm chất lượng nước trong chu kỳ nuôi trở nên xấu đi. Gây ra tác động bất lợi cho tôm, có thể dẫn đến tỷ lệ chết cao và thiệt hại kinh tế đáng kể. 

Để chống lại những thách thức này, người nuôi tôm đang dần chuyển sang sử dụng chế phẩm sinh học, những chế phẩm này hoạt động như một công cụ phòng ngừa vì có thể giúp cải thiện chất lượng nước và nâng cao hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng trong hệ thống tiêu hóa của tôm. Mặc dù điều này làm cho chế phẩm sinh học giống như thuốc chữa bách bệnh, nhưng các nhà nghiên cứu đã biết rằng chúng cần được áp dụng đúng cách để gia tăng năng suất.  

Ngoài việc tối ưu hóa ứng dụng men vi sinh, nghiên cứu mới nổi cho thấy rằng việc đưa các enzyme ngoại sinh vào hệ thống nuôi cấy cũng có thể mang lại lợi ích. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không nhận biết được tác động của việc sử dụng song song hai biện pháp này. 

Để kiểm tra điều này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá hiệu quả của việc cho ăn nhiều loại men vi sinh thương mại, enzyme và quá trình lên men trên các thông số tăng trưởng và môi trường nuôi của tôm thẻ chân trắng trong hệ thống thâm canh 

Men vi sinh đa chủng kết hợp enzyme  

Đối với thử nghiệm này, các nhà nghiên cứu đã liên tục áp dụng enzyme và men vi sinh đa chủng thương mại với 3 liều lượng khác nhau (0,2, 0,4 và 0,6 mg/L) trong 30 ngày nuôi đầu tiên. Men vi sinh được áp dụng cách ngày, trong khi enzyme được bổ sung vào hệ thống nuôi cấy 6 ngày/lần trong suốt thời gian thử nghiệm.  

Theo kết quả nghiên cứu, nhóm 0,6 PE có sinh khối cuối cùng cao hơn 8% và trọng lượng trung bình cuối cùng cao hơn 11%. Ngoài ra, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn thấp hơn 7,4% so với nghiệm thức đối chứng và tỷ lệ giữ lại protein cao hơn 13% ở tôm được xử lý bằng 0,6 PE. 

Tương tự như vậy, sự phong phú của Vibrio spp. duy trì ở mức dưới 103 cfu/mL trong suốt quá trình thử nghiệm. Các chỉ tiêu chất lượng nước TAN, NO2N và NO3N đạt giá trị cao nhất vào tuần thứ 3 - tuần thứ 5 sau đó giảm dần cho đến cuối giai đoạn nuôi ở tất cả các bể. Sự suy giảm này nhanh hơn đáng kể trong các bể nuôi tôm được xử lý bằng men vi sinh kết hợp enzyme. 

Hiệu quả của chế phẩm sinh học thương mại 

Bacillus spBacillus sp , Enterococcus sp,...  kết hợp với hỗn hợp enzyme để tăng tốc độ tăng trưởng của tôm. Ảnh: VPAS

Nghiên cứu hiện tại đã chứng minh tính hiệu quả của men vi sinh thương mại, có chứa Bacillus sp , Enterococcus sp, Pediococcus sp, Thiobacillus sp và Paracoccus sp kết hợp với hỗn hợp enzyme để tăng tốc độ tăng trưởng của tôm và năng suất của môi trường nuôi. 

Việc áp dụng liên tục men vi sinh và enzyme có thể làm giảm tổng số Vibrio spp. Dựa vào phát hiện từ những nghiên cứu trước đây, chế phẩm sinh học có thể ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn cơ hội, bao gồm cả Vibrio spp. và giảm sự lây lan của virus. 

Mật độ nuôi sử dụng trong thử nghiệm tăng trưởng là 500 PL/m2 nên có thể định nghĩa đây là hệ thống nuôi thâm canh. Trong kiểu canh tác này, việc áp dụng các chiến lược quản lý thích hợp là điều cần thiết để đảm bảo tối ưu hóa thức ăn (điều này cũng ảnh hưởng đến năng suất của ao nuôi). 

Các nhà nghiên cứu tin rằng do hệ thống tiêu hóa của tôm được kích hoạt đặc biệt trong giai đoạn ấu trùng và giai đoạn đầu sau ấu trùng, nên việc sử dụng các enzyme protease, xylanase, cellulase và amylase bổ sung có thể tương tác hỗ trợ lẫn nhau, từ đó có thể giải thích cho sự tăng trưởng tốt hơn và thành phần protein của tôm.  

Các nhà nghiên cứu kết luận sử dụng kết hợp men vi sinh và enzyme có các ứng dụng tiềm năng để kiểm soát Vibrio spp, đồng thời duy trì điều kiện chất lượng nước tốt và tăng tốc độ tăng trưởng của tôm trong các hệ thống nuôi thâm canh. 

Dựa trên kết quả nghiên cứu, đối với các hệ thống nuôi tôm thâm canh, men vi sinh và enzyme nên được sử dụng ở mức 0,6 mg/L trong 30 ngày đầu tiên, 0,8 mg/L cho đến ngày thứ 60 và 1,0 mg/L cho đến khi thu hoạch. Điều này sẽ giúp kích thích năng suất tốt hơn, kiểm soát Vibrio spp. và duy trì điều kiện chất lượng nước tốt trong môi trường canh tác thâm canh. 

Đăng ngày 18/01/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 11:36 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:45 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 09:05 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 09:05 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 09:05 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 09:05 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 09:05 29/12/2024
Some text some message..