Khắc phục ô nhiễm vùng nuôi cá ở cồn Bà Hòa

Sau khi báo An Giang có bài viết phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường tại vùng nuôi cá tra của Công ty Cổ phần (CP) Nam Việt ở xã Bình Thạnh (thường gọi cồn Bà Hòa), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng đã chủ trì buổi làm việc với UBND huyện Châu Thành và các ngành chức năng để bàn giải pháp xử lý dứt điểm vấn đề được nhiều người quan tâm này. Trong đó, quyết tâm của tỉnh là không để tình trạng ô nhiễm nơi đây trở thành “điểm nóng”, gây bức xúc trong dư luận.

Hợp báo
Đại diện Công ty CP Nam Việt đề ra giải pháp khắc phục ô nhiễm.

Chủ tịch UBND huyện Châu Thành Nguyễn Văn Ngại cho biết, sau khi tỉnh chấp thuận cho Công ty CP Nam Việt triển khai Dự án nuôi cá ở cồn Bà Hòa, huyện luôn tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp sớm thực hiện dự án đạt hiệu quả. Trong đó, huyện đã điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất nuôi trồng thủy sản mà trước đó, UBND xã Bình Thạnh đã bỏ sót không đưa vào quy hoạch. Theo Giấy chứng nhận đầu tư được phê duyệt, dự án nuôi cá có diện tích quy hoạch hơn 122,6 héc-ta. Trong đó, tổng diện tích mặt nước hơn 80 héc-ta, gồm 88 ao nuôi và 8 ao xử lý nước thải, tập trung tại các ấp Thạnh Nhơn, Thạnh Hưng và Thạnh Phú (xã Bình Thạnh).

Tuy nhiên, đến thời điểm bắt đầu đào ao, Công ty CP Nam Việt chỉ thỏa thuận mua được 71 héc-ta đất, diện tích còn lại người dân chưa đồng ý giá chuyển nhượng nên vẫn còn tồn tại tình trạng “da beo” trong quy hoạch. Mặc dù vậy, doanh nghiệp vẫn tiến hành thả cá nuôi từ tháng 10-2012, tuôn nước thải trực tiếp từ ao ra kênh Lòng Hồ và sông Hậu, khiến người dân rất bức xúc. Ngày 4-12-2012, Phòng Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) huyện Châu Thành  phối hợp UBND xã Bình Thạnh đã tiến hành khảo sát vùng nuôi này. Kết quả cho thấy, Công ty CP Nam Việt đã đào 24 ao với diện tích khoảng 34 héc-ta. Trong đó, có 19 ao đã thả nuôi, 1 ao đã đào xong chưa thả nuôi và 4 ao đang đào.

Tại thời điểm kiểm tra, có 7 ao lắp đặt cống thoát nước thải trực tiếp ra sông Hậu, 4 ao lắp đặt cống vừa thoát nước ra sông Hậu vừa thoát ra kênh Lòng Hồ và 8 ao thoát nước trực tiếp ra kênh Lòng Hồ. Buổi sáng, đơn vị thả nuôi bơm nước từ sông Hậu vào ao và thoát nước thải ra sông, kênh vào buổi chiều gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu khiến người dân rất bức xúc. Mới đây, đã xảy ra vụ gây rối, đánh nhau giữa một nhóm người dân địa phương với nhân viên Công ty CP Nam Việt. Công an huyện Châu Thành đang tiến hành điều tra, xử lý nhóm người này.

Kết luận sau khi thanh tra toàn diện Dự án nuôi cá tra ở cồn Bà Hòa, Thanh tra Sở TN-MT cho rằng, tuy Công ty CP Nam Việt đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi triển khai dự án, tại vùng nuôi có kho quản lý rác, chất thải nguy hại nhưng vị trí các ao nuôi đã thay đổi so với thiết kế, doanh nghiệp chưa đủ điều kiện thả nuôi nhưng vẫn tiến hành nuôi cá nguyên liệu. 

Qua đó, Thanh tra Sở TN-MT kiến nghị lập biên bản vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với công ty. Đồng thời, để khắc phục tình trạng ô nhiễm, Thanh tra cũng yêu cầu công ty dừng ngay việc thả nuôi đối với các ao chưa xử lý, phải có cam kết bảo vệ môi trường đối với 18 ao đang nuôi, chỉ được thả nuôi theo khi đáp ứng đủ điều kiện theo báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đồng thời, đơn vị phải lập thủ tục xin phép xả thải nước mặt và nguồn nước từ ao nuôi theo đúng quy định. Thanh tra cũng đề nghị UBND huyện Châu Thành và Phòng TN-MT huyện tiếp tục giám sát vùng nuôi này.

Tại cuộc họp, đại diện Công ty CP Nam Việt đã thừa nhận sai phạm do một số nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Trong đó, có việc khó khăn trong vấn đề chuyển nhượng đất thuộc khu vực dự án do một số người dân đòi giá quá cao, tình trạng sạt lở bờ sông ảnh hưởng đến quy hoạch, do công ty cần nguồn nguyên liệu cá tra để duy trì hoạt động trong điều kiện xuất khẩu khó khăn…

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm, trước mắt, công ty sẽ phối hợp với địa phương kéo nước sạch cho những hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án trong tháng 8-2013. Đồng thời, sẽ giảm mật độ thả nuôi cá từ 35 con/m2 xuống còn 20 – 25 con/m2 và xây dựng hệ thống ao lắng lọc tại các khu vực nuôi. Dự kiến tháng 3-2014, sau khi thu hoạch dứt điểm 15 ao nuôi còn lại, doanh nghiệp sẽ thuê đơn vị tư vấn xây dựng lại báo cáo đánh giá tác động môi trường để có giải pháp xử lý lâu dài…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng yêu cầu Công ty CP Nam Việt tuân thủ theo các quy định pháp luật về môi trường khi tiến hành triển khai vùng nuôi cá nguyên liệu nhằm đảm bảo uy tín và tiến tới xây dựng thương hiệu cho cá tra Việt Nam. Đồng thời, thực hiện theo nội dung kiến nghị của Thanh tra Sở TN-MT, tiến tới giải quyết dứt điểm và không để tình trạng ô nhiễm tái diễn tại vùng nuôi. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao cho Sở TN-MT và UBND huyện Châu Thành hỗ trợ công ty xây dựng lại vùng nuôi đảm bảo các điều kiện về môi trường và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục triển khai dự án theo đúng quy định…

Báo An Giang
Đăng ngày 12/08/2013
Bài, ảnh: NGÔ CHUẨN
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 02:07 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 02:07 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 02:07 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 02:07 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 02:07 28/11/2024
Some text some message..