Khai thác thủy sản chưa giảm theo kế hoạch

Số liệu của Cục Thủy sản, tổng sản lượng khai thác năm 2023 tương đương năm 2022, chưa giảm được theo kế hoạch đề ra mà đã vượt kế hoạch 4,9%.

Khai thác thủy sản
Tàu cá về đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang

Nhiều địa phương không giảm

Theo Cục Thủy sản, năm 2023, tổng sản lượng thủy sản đạt 9,269 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2022. Trong đó, khai thác 3,861 triệu tấn, tương đương với năm 2022; nuôi trồng 5,408 triệu tấn, tăng 3,5% so với năm 2022. 

Chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho năm 2023, tổng sản lượng 9,05 triệu tấn; trong đó khai thác 3,68 triệu tấn và nuôi trồng 5,37 triệu tấn. Kết quả thực hiện năm 2023 so với chỉ tiêu kế hoạch, tổng sản lượng vượt 2,4%; trong đó, khai thác vượt 4,9%, nuôi trồng vượt 0,5%.

Sản lượng nuôi trồng vượt kế hoạch là dấu hiệu tốt, còn khai thác vượt kế hoạch là chưa tốt khi định hướng phát triển bền vững ngành thủy sản của nước ta là phải giảm khai thác. Trong sản lượng khai thác năm 2023, khai thác biển 3,66 triệu tấn, chiếm gần 95% còn cho thấy việc kiểm soát hoạt động khai thác biển để thực hiện khuyến nghị của EU dù tập trung nhiều nỗ lực nhưng chưa đạt yêu cầu.

Hoạt động kiểm soát khai thác biển cũng có dấu hiệu tích cực là đã giảm được số lượng tàu cá. Đến cuối năm 2023, cả nước chỉ còn 83.430 chiếc, giảm được 6.292 chiếc so với năm 2022 là 89.722 chiếc (tỷ lệ giảm 7%). Trong đó, tàu có chiều dài 6 - 12 m là 37.770 chiếc (giảm 5.230 chiếc); tàu 12 - 15 m là 16.000 chiếc (giảm 480 chiếc); tàu 15 - 24 m là 26.500 chiếc (giảm 470 chiếc); tàu trên 24 m là 2.510 chiếc (giảm 112 chiếc). Tuy nhiên, vẫn còn số lượng lớn là 9.855 tàu cá nguy cơ cao vi phạm quy định IUU.

Nhiều địa phương có nghề cá phát triển vẫn để tăng sản lượng khai thác trong năm 2023. Tỉnh Bình Thuận năm 2023 khai thác hơn 235.000 tấn, tăng 1,7% so với năm 2022. Tỉnh Khánh Hòa năm 2023 khai thác 101.243 tấn, tăng 1,13% so với năm 2022.

Năm 2024 tiếp tục giảm khai thác

Kế hoạch của Bộ NN&PTNT, năm 2024, ngành thủy sản tiếp tục điều chỉnh giảm sản lượng khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng và triển khai mạnh các giải pháp để tăng giá trị đối với cả sản lượng nuôi và khai thác.

Cụ thể, tổng sản lượng 9,22 triệu tấn; trong đó, khai thác 3,54 triệu tấn, giảm 8,3% so với năm 2023; nuôi trồng 5,68 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2023. Dự báo của Bộ NN&PTNT, năm 2024 vẫn có nhiều diễn biến bất thường, đặc biệt là nguồn lợi hải sản suy giảm, tình hình an ninh trật tự trên biển diễn biến phức tạp, khó lường. Các nước trong khu vực tăng cường kiểm soát hoạt động khai thác biển, ngư trường khai thác hải sản của ngư dân ta bị thu hẹp đáng kể. Để thích ứng, ngành thảy sản nước ta phải điều chỉnh mạnh mẽ để giữ sự ổn định, phát triển.

Các địa phương cũng đề ra kế hoạch giảm khai thác với các giải pháp cụ thể.

Tỉnh Bình Thuận đặt sản lượng khai thác năm 2024 chỉ 210.000 tấn, giảm gần 12% so với năm 2023. Để đạt được, ngành nông nghiệp có kế hoạch cơ cấu lại đội tàu khai thác; giảm tàu cá vùng ven bờ, vùng lộng; khuyến khích hoạt động xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần để phát triển hiện đại, bền vững. Thực hiện tốt công tác quản lý tàu cá, đảm bảo 100% tàu cá được đăng ký, đăng kiểm, cấp phép khai thác theo hạn ngạch.

Tỉnh Quảng Ninh năm 2023 có sản lượng trên 177.200 tấn (khai thác gần 77.000 tấn, nuôi trồng trên 100.200 tấn), tăng 7,8% so với năm 2022, tăng 4,12% so với kế hoạch đề ra đầu năm. Trong đó, khai thác chưa giảm và còn nhiều tàu không đăng ký, đăng kiểm.

Năm 2024, Quảng Ninh đặt kế hoạch sản lượng khai thác 76.000 tấn, giảm khoảng 1%; nuôi trồng 111.000 tấn, tăng 11%. Đặc biệt, kiên quyết xử lý tình trạng tàu cá không đăng ký, đăng kiểm, không có giấy phép khai thác và từ ngày 1/4/2024 sẽ đưa lên bờ những chiếc tàu “3 không” này.

Tỉnh Kiên Giang có ngư trường rộng lớn với nghề cá phát triển, năm 2023 khai thác 437.200 tấn, bằng 91,08% kế hoạch và giảm được gần 13% so với năm 2022. Sang năm 2024, tỉnh chủ trương tiếp tục giảm khai thác xuống còn 435.000 tấn, giảm khoảng 1% bằng việc giảm cường lực khai thác. Kiên Giang sẽ tập trung phát triển nuôi biển.

Đăng ngày 25/01/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn

Thủy sản năm 2024 tăng sản lượng và xuất khẩu

Ngày 3/1/2025, Cục Thủy sản hội nghị tổng kết cho biết, năm 2024 so với năm 2023, sản lượng thủy sản tăng 2% và kim ngạch xuất khẩu tăng 12,1%. Tuy nhiên, sản lượng khai thác vẫn tăng 0,6% mà không giảm theo kế hoạch và một số vấn đề khác rất cần quan tâm khi bước sang năm 2025.

Tôm thẻ
• 10:12 06/01/2025

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 09:51 27/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 10:54 20/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 14:03 17/12/2024

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 13:47 15/01/2025

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 13:47 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 13:47 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 13:47 15/01/2025

Tôm thẻ Việt Nam trên thị trường quốc tế

Tôm thẻ chân trắng đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật nuôi trồng ngày càng cải tiến, và chiến lược phát triển bền vững, tôm thẻ Việt Nam đang từng bước chinh phục thị trường toàn cầu, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:47 15/01/2025
Some text some message..