Khan hiếm giống tôm hùm xanh

Tuy là thời điểm thả nuôi rộ nhưng do khan hiếm nguồn giống, giá lại tăng cao nên rất nhiều ô, lồng nuôi tôm hùm xanh của người dân TP. Cam Ranh, huyện Vạn Ninh… vẫn đang chờ giống.

Khan hiếm giống tôm hùm xanh
Tôm hùm xanh đang là đối tượng nuôi chủ lực ở nhiều địa phương.

Ông Phan Văn Tới - người nuôi tôm hùm xanh ở phường Cam Linh (TP. Cam Ranh) cho biết: “Năm nay, gia đình tôi dự kiến thả nuôi 40 lồng tôm hùm xanh, nhu cầu giống khoảng 15.000 con. Đến thời điểm này, lồng bè đã kéo ra biển nhưng tôi chỉ mới thả nuôi được 5.000 con tôm hùm; 2/3 số lồng nuôi hiện vẫn bỏ trống, chưa biết đến bao giờ mới có giống để nuôi”. Trong câu chuyện với ông Tới, chúng tôi được biết, do nguồn cung ít, nhu cầu thả giống nhiều nên giá tôm hùm giống thời điểm này cao hơn cùng kỳ nhiều năm trước, hiện giá tôm giống ở mức 45.000 đồng/con, cao hơn gần 15.000 đồng/con so với thời điểm này năm trước.


Người dân phường Cam Linh làm lồng để nuôi tôm hùm xanh.

Theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Phó Chủ tịch UBND phường Cam Linh, nguồn cung giống tôm hùm xanh khai thác tự nhiên trong nước chỉ đảm bảo khoảng 20% nhu cầu người nuôi, 80% còn lại phụ thuộc vào nguồn giống nhập khẩu từ các nước: Indonesia, Philippines. Tuy nghề nuôi tôm hùm xanh rất có cơ hội để phát triển, giúp nông dân làm giàu, nhưng lại khá bấp bênh về nguồn giống. Thống kê chưa đầy đủ, toàn phường hiện có 4.589 lồng nuôi tôm hùm, mật độ nuôi trung bình 350 con/lồng, nhu cầu giống lên đến hơn 1,6 triệu con. Do khan hiếm giống nên hiện nay, nông dân trên địa bàn chỉ mới thả nuôi được khoảng  35 - 40% ô lồng.

Được biết, tôm hùm xanh phát triển mạnh trên địa bàn TP. Cam Ranh khoảng 5 - 6 năm gần đây, thay thế dần tôm hùm bông. Sở dĩ người dân Cam Ranh tập trung nuôi loại tôm này là do tôm hùm xanh có nhiều ưu điểm hơn so với tôm hùm bông như: giá tôm thương phẩm ổn định (600.000 - 8.000.000 đồng/kg), tôm giống giá rẻ (cao nhất chỉ bằng 1/5 tôm hùm bông); thời gian nuôi ngắn, thu hồi vốn nhanh, chỉ khoảng 8 - 12 tháng (tôm hùm bông khoảng 14 - 15 tháng). Không chỉ vậy, thức ăn cho tôm hùm xanh đơn giản, giá thành thấp (chỉ bằng 50% so với giá thức ăn cho tôm hùm bông), ít dịch bệnh… Do vậy, hiệu quả kinh tế của tôm hùm xanh cao hơn tôm hùm bông. Không riêng gì phường Cam Linh, tại các địa phương khác, số ô lồng nuôi tôm hùm xanh cũng tăng nhanh trong thời gian qua, cụ thể như: phường Cam Phúc Nam hiện đã có khoảng 4.000 lồng nuôi, Cam Thuận có đến 12.000 lồng…

Theo ông Hoàng Đình Minh - Chủ tịch Hội Nông dân phường Cam Phúc Nam, tuy giá tôm giống năm nay cao nhưng nhiều hộ nuôi trên địa bàn vẫn quyết định thả giống, bởi thời tiết thuận lợi. Tuy chấp nhận thả giống ở thời điểm giá cao (65.000 đồng/con vào tháng 2) nhưng nhiều hộ nuôi vẫn chưa tìm được giống để thả; một số hộ nuôi đang tính toán chuyển sang nuôi đối tượng khác. “Nguyên nhân của tình trạng khan hiếm giống, giá giống tôm cao là do nguồn cung từ nhập khẩu năm nay ít hơn hẳn mọi năm và số lồng nuôi tôm hùm xanh tăng nhanh”, ông Minh lý giải.

Không chỉ TP. Cam Ranh, người nuôi tôm hùm xanh tại huyện Vạn Ninh cũng đang lâm vào tình cảnh tương tự. Ông Đặng Tri Thông - chuyên viên Phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh cho biết: “Tại Vạn Ninh, tôm hùm bông vẫn là đối tượng nuôi chủ lực, tôm hùm xanh chỉ phát triển rộ lên trong 2 - 3 năm gần đây và đang tăng nhanh, hiện nay chiếm khoảng hơn 30% trong tổng số 9.800 lồng nuôi tôm hùm tại địa phương. Tương tự nhiều địa phương khác, người nuôi tôm hùm xanh ở Vạn Ninh cũng đang chờ giống”.

Theo đại diện Chi cục Thủy sản tỉnh, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 33.000 ô, lồng nuôi tôm hùm xanh, tập trung chủ yếu tại vịnh Cam Ranh, Nha Trang và Vân Phong; nhu cầu giống lên đến hơn 11,5 triệu con. Nghề nuôi tôm hùm xanh đang đứng trước thách thức lớn về nguồn giống, bởi phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhập khẩu.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 12/04/2018
Bích La
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 18:08 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 18:08 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 18:08 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 18:08 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 18:08 28/03/2024