Khẳng định hướng đi từ hợp tác xã thủy sản

Hợp tác xã (HTX) nuôi thủy sản của tỉnh tuy không nhiều nhưng hiệu quả hoạt động không kém gì các HTX nông nghiệp khác. Dù có lúc thăng trầm nhưng HTX thủy sản vẫn khẳng định được vị thế và phát triển bền vững.

Khẳng định hướng đi từ hợp tác xã thủy sản
Các HTX thủy sản có nhiều đóng góp cho kinh tế địa phương. Ảnh minh họa: Internet

Trong khi các nhà vườn lúc nào cũng nơm nớp lo cảnh nông sản gặp cảnh “được mùa rớt giá” thì thành viên của HTX Chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi, ở xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A luôn phấn khởi vì bán sản phẩm được giá cao, đầu ra ổn định. Mỗi năm, chỉ với diện tích 500m2 nuôi ba ba và cua đinh, thành viên HTX có thể thu lãi hơn trăm triệu đồng. Ông Đinh Công Phít, Phó Giám đốc HTX, nhớ lại: “Hồi đó, thành viên của HTX đa số làm ruộng. Nhờ học hỏi cách nuôi ba ba, cua đinh của ông chủ nhiệm Đinh Công Thủ “quá cố” nên dần khá giả. 7 năm trước, HTX có 3 hộ nghèo, nuôi ba ba có mấy năm mà vươn lên khá giả. Còn tôi thì nuôi ba ba, cua đinh gần chục năm, từ vài chục con ban đầu nay đã nở đàn được hơn 300 con cua đinh và 6.000 con ba ba, mỗi năm có lợi nhuận trên 450 triệu đồng”.

Năm 2009, HTX được thành lập với 11 xã viên, tổng diện tích là 10.000m2 thả nuôi trên 40.000 con ba ba, 1.000 con cua đinh. HTX được thành lập nhằm giúp tìm đầu ra ổn định cho người chăn nuôi ba ba. Bà Trương Ánh Nguyệt, Giám đốc HTX Chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi, cho biết: “Hồi đó, chồng tôi (ông Đinh Công Thủ - Chủ nhiệm HTX) thấy canh tác hơn chục công ruộng, vườn mà thu nhập vẫn ở mức thấp nên anh ấy đi tìm hiểu thị trường, thấy nhu cầu tiêu thụ ba ba, cua đinh của người tiêu dùng là rất lớn. Mà nguồn ba ba, cua đinh trong tự nhiên ít không đủ đáp ứng nên năm 2007 anh Thủ mạnh dạn đào ao với diện tích 500m2 thả nuôi 2.500 con ba ba. Sau 2 năm xuất bán thu lãi trên 75 triệu đồng. Cũng từ đó mà nhiều hộ học làm theo, anh cũng chỉ cách. Rồi thành lập HTX để tìm đầu mối tiêu thụ, dần dần HTX cung cấp thêm con giống cho những hộ thành viên và người chăn nuôi ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước”.

Theo kinh nghiệm của các thành viên nuôi ba ba của HTX, để nuôi ba ba và cua đinh thành công thì các bể, ao nuôi phải đúng quy cách, vệ sinh môi trường thật tốt và thức ăn sạch. Thức ăn chính của chúng là cá tạp, cá biển, đầu tôm sú, cua, ốc bươu vàng hoặc thức ăn công nghiệp. Dù là vật nuôi có giá trị kinh tế cao nhưng chi phí đầu tư thấp, mỗi ký ba ba, cua đinh thương phẩm chỉ cần đầu tư khoảng 80.000 đồng tiền thức ăn. Sau 1 năm là có thể xuất bán với giá từ 150.000-180.000 đồng/kg (ba ba) và từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng/kg đối với cua đinh. Với kinh nghiệm sản xuất nhiều năm, hiện nay các thành viên của HTX đều sản xuất được con giống. Ba ba giống hiện có giá từ 3.000-10.000 đồng/con (tùy ngày tuổi), còn cua đinh giống có giá từ 300.000-500.000 đồng/con. Sản phẩm của HTX không chỉ cung ứng cho nhiều địa phương trong nước mà còn xuất ra cả nước ngoài. Từ việc bán con giống và thịt ba ba, cua đinh, mỗi năm các thành viên của HTX đều thu lãi trên 1 tỉ đồng.

Còn HTX Thủy sản Đại Thắng, xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, cũng giúp thành viên làm giàu nhờ mô hình nuôi cá tra. Năm 2014, HTX có 14/18 thành viên nuôi và xuất bán được 1.285 tấn cá tra thương phẩm. Trong đó, có 13 hộ có lãi với số tiền hơn 3,03 tỉ đồng, không có hộ lỗ. Ngoài ra, HTX còn thu về hơn 737 triệu đồng từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ như hút bùn, bán thuốc thủy sản, nghiệp đoàn kéo cá, cung ứng thức ăn. Trong số tiền lãi, HTX đã trích chi phí cho các hoạt động, trừ khấu hao, chia lãi cổ tức, trợ giá thức ăn cho thành viên với số tiền hơn 556 triệu đồng, thực lãi còn lại hơn 181 triệu đồng. Năm 2015, cùng với khó khăn chung của ngành cá tra cả nước như: giá thức ăn, thuốc thủy sản cao dẫn đến giá thành sản xuất cao, giá bán thấp..., với 15 xã viên và 8ha nuôi cá tra thương phẩm, HTX Thủy sản Đại Thắng cũng chịu nhiều ảnh hưởng nhưng cũng có 9 hộ nuôi có lợi nhuận 970 triệu đồng.

Kết quả nuôi cá năm 2016, giá cá biến động, xuống thấp kỷ lục nhưng nhờ cách nuôi bài bản, tiết kiệm chi phí nên trong HTX chỉ có 1 hộ bị thua lỗ vì bán cá lúc giá thấp nhất. Tuy nhiên, năm nay HTX vẫn duy trì được nghề cá là nhờ sự tương trợ lẫn nhau của các thành viên trong HTX. Ông Nguyễn Tấn Phong, Giám đốc HTX Thủy sản Đại Thắng, cho hay: “Năm rồi giá cá rớt thê thảm, ngân hàng không cho vay tiền nuôi cá nên có 4 hộ treo hầm không nuôi tiếp. HTX thì vận động anh em tiếp tục nuôi, không bỏ nghề. Năm nay giá cá lên đến 28.000 đồng/kg, nhiều thành viên HTX đã bán cá có lãi cao”.

Ông Nguyễn Văn Khuyến, thành viên HTX Thủy sản Đại Thắng, cho biết: “Năm rồi, tôi nuôi cá thua lỗ hơn 50 triệu đồng vì bán cá vào đúng lúc giá thấp nhất là 18.000 đồng/kg, mỗi ký cá tôi lỗ hơn 2.000 đồng. Năm nay, tôi được HTX cho mượn vốn mua thức ăn, cá giống nên duy trì được ao cá. Bây giờ, ao cá chuẩn bị thu hoạch, lúc này thương lái đã đưa giá hơn 28.000 đồng/kg. Vậy là năm nay tôi lãi thấp gì cũng trên 200 triệu đồng, số tiền thua lỗ năm rồi đã gỡ gạc lại được”.

Sỡ dĩ HTX hoạt động hiệu quả, chống chọi được sự biến động bất thường của giá cá, chèn ép của thương lái là do làm ăn có bài bản. HTX tổ chức được nhiều dịch vụ cho thành viên sử dụng và hưởng lợi. Ngoài việc được sử dụng dịch vụ hút bùn, thu hoạch cá giá phải chăng thì thành viên của HTX góp vốn còn nhận được lãi cổ tức và trợ giá thức ăn, thuốc trị bệnh cho cá. Vì vậy, những hộ dù bán cá không có lãi nhưng vẫn nhận được phần chia cổ tức, trợ giá thức ăn nên vẫn có lãi từ việc sử dụng dịch vụ mà HTX cung cấp. Với sự đoàn kết, khả năng sáng tạo, HTX đã thực hiện nhiều dịch vụ góp phần hạ giá thành sản xuất còn 20.000 đồng/kg cá tra, thấp hơn các hộ sản xuất ngoài HTX từ 2.000-3.000 đồng/kg.

Hơn nữa, năm nay HTX còn tìm được công ty hỗ trợ tiền thức ăn, nhờ vậy mà 18/22 thành viên của HTX vẫn nuôi cá tiếp tục và thu lời. Không những vậy, nhờ HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012, trả lương cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc nên ai cũng có động lực và tinh thần trách nhiệm làm việc cao. Các thành viên cũng đã giao lưu, quan hệ rộng rãi nhiều nơi, tìm mối tiêu thụ cá, tìm nguồn thức ăn tốt và trợ giá tốt. Dù năm rồi, nhiều hộ nuôi cá lao đao nhưng HTX vẫn giữ vững, khẳng định được vị thế của mình. HTX cũng là một tập thể vững mạnh, làm giàu và phát triển kinh tế cho xã nông thôn mới Đại Thành.

Có thể nhận thấy, với cách làm bài bản, đoàn kết và đi vào hoạt động đúng với thực chất của Luật HTX năm 2012, những HTX thủy sản của tỉnh đã giúp cho ngành thủy sản tỉnh nhà thêm phát triển. Không chỉ vậy, các HTX này còn góp phần đưa lĩnh vực kinh tế tập thể Hậu Giang lên một vị thế mới.

Báo Hậu Giang
Đăng ngày 30/11/2017
Trúc Linh
Nông thôn

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:24 17/02/2025

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 11:24 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 11:24 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 11:24 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 11:24 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:24 18/02/2025
Some text some message..