Khánh Hòa: Bảo tồn và phát triển đầm Nha Phu: Cần có đề án tổng thể

Đầm Nha Phu (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) được đánh giá là thủy vực giàu tài nguyên và đa dạng sinh học. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn lợi trong đầm đang bị khai thác quá mức, dẫn đến cạn kiệt và suy giảm chất lượng môi trường. Thực trạng trên đòi hỏi phải có một đề án tổng thể để bảo tồn và phát triển đầm Nha Phu.

đầm Nha Phu
Nuôi trồng thủy sản làm hạn chế luồng lạch tàu bè qua lại trên đầm Nha Phu.

Cạn kiệt tài nguyên

Hiện nay, các hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản diễn ra khá lộn xộn, phá vỡ quy hoạch của đầm Nha Phu. Hàng loạt nò (đăng đáy), cọc nuôi vẹm, hàu trong vùng đã phong tỏa các luồng lạch của tàu thuyền, khiến hoạt động du lịch gặp khó khăn. Bên cạnh đó, việc khai thác thủy sản bằng các dụng cụ lạm sát đã làm cạn kiệt nguồn lợi trong đầm. Ông Trương Chí Hiếu (thôn Ngọc Diêm, xã Ninh Ích) - ngư dân sống nhiều năm với nghề khai thác ven bờ cho biết: “Bây giờ, nguồn lợi trong đầm chỉ còn một phần nhỏ so với trước. 15 năm trước (năm 1997), một đêm ra biển, tôi có thể đem về 4 - 5kg tôm, nhưng nay chưa được 1kg. Nguồn lợi trong đầm sa sút khiến đời sống người dân làm nghề biển tại đây gặp khó khăn”.

Để khảo sát nguồn lợi trong đầm, tỉnh đã giao Viện Hải dương học Nha Trang thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học bảo vệ đa dạng sinh học đầm Nha Phu” từ năm 2010 đến 2012. Theo kết quả nghiên cứu, đầm Nha Phu là thủy vực giàu tài nguyên đa dạng sinh học; là nơi sinh sản của nhiều loài cá, tôm… Tuy nhiên, do sử dụng nhiều loại công cụ mang tính hủy diệt nên nguồn lợi cá giảm hơn 50%, thân mềm giảm 60%, giáp xác giảm 90% so với 5 năm trước. Một số loài thân mềm không còn thấy xuất hiện như: Mực nang, mực lá, sò huyết, ốc sút… Tác động lớn nhất đến đa dạng sinh học là việc phá rừng ngập mặn để nuôi tôm. Hoạt động này đã làm mất cân bằng sinh thái, mất nơi quần cư, sinh sản của sinh vật và giảm chức năng lưu giữ trầm tích từ đất liền. Cùng với đó là sự suy giảm chất lượng môi trường, tiềm ẩn suy giảm đa dạng sinh học và những thiệt hại trong khai thác, nuôi trồng thủy sản.

Hiện nay, việc quản lý, bảo tồn và phát triển gặp rất nhiều khó khăn. Đầm Nha Phu tiếp giáp với 6 xã trong khu vực (gồm 5 xã thuộc thị xã Ninh Hòa và 1 xã thuộc TP. Nha Trang) nên chính quyền các địa phương rất lúng túng trong công tác quản lý. Ông Võ Đình Long - cán bộ phụ trách kinh tế xã Ninh Ích cho biết, xã có 38 hộ hành nghề nò, 42 tàu giã cào, 1.400 lồng nuôi cá, 32 hộ nuôi hàu thương phẩm… Trong đó, nghề nò và giã cào là thủ phạm gây cạn kiệt nguồn tài nguyên, nhưng xã không thể giúp được người dân chuyển đổi nghề. Còn ông Hồ Ngọc - cán bộ nông nghiệp, giao thông, thủy lợi xã Ninh Phú cho biết, do nguồn lợi suy giảm nên người dân đã tự chuyển đổi sang một số lĩnh vực khác như: Nuôi trồng thủy sản, làm rẫy, rừng, chỉ còn một số hộ khai thác con nghêu, con phi…

Chờ đề án tổng thể

Thời gian qua, chính quyền các địa phương đã nhận thấy những khó khăn, hạn chế trong việc quản lý, khai thác nguồn lợi đầm Nha Phu. Sự phối hợp trong quản lý tàu thuyền; phòng, chống lụt bão; quy hoạch vùng nuôi, vùng khai thác; phối hợp xử lý đối tượng khai thác bằng các phương tiện mang tính hủy diệt hay việc bảo tồn, phát triển các loài sinh vật, quy hoạch luồng tàu; phát triển du lịch; chuyển đổi nghề cho người dân trong vùng… đã vượt khỏi tầm tay của chính quyền các xã ven đầm, ngay cả thị xã cũng gặp nhiều khó khăn. Công tác quản lý theo lãnh thổ, theo đơn ngành không còn phát huy tác dụng. Vì vậy, việc quản lý đòi hỏi phải có một đề án tổng thể về môi trường, bảo tồn, phát triển và những kế hoạch sinh kế giúp đỡ, hỗ trợ nhân dân…

Theo ông Tôn Mỹ Khánh - Chủ tịch UBND xã Ninh Phú, xã đã vận động thanh niên đi làm việc tại các lĩnh vực như: Đông lạnh, mây tre lá; lao động nghề biển chuyển sang làm thuê cho các đìa nuôi trồng thủy sản; giao đất rừng để người dân quản lý, sử dụng… Thế nhưng, việc vận động chỉ là hình thức, bởi cần có nguồn lực hỗ trợ. Ông Nguyễn Công Toàn - Chủ tịch UBND xã Ninh Ích cho rằng, thời gian qua, xã đã vận động người dân và các tổ chức nước ngoài phục hồi rừng ngập mặn được 15ha, còn việc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho ngư dân đang gặp khó khăn do địa phương không đủ nguồn lực. Việc triển khai các hoạt động sinh kế cho người dân chỉ mới bước đầu. Hiện nay, các ngành chỉ mới manh nha thực hiện một số dự án đơn lẻ trong khu vực…

Ông Nguyễn Văn Đẩu - Chi cục phó phụ trách Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, tỉnh đang giao ngành Nông nghiệp phối hợp với thị xã Ninh Hòa xây dựng đề án tổng hợp nhằm bảo tồn và phát triển đầm Nha Phu trên cơ sở xây dựng một chương trình tổng thể, can thiệp sâu rộng vào các lĩnh vực từ nuôi trồng, khai thác đến tạo sinh kế cho người dân… Tuy nhiên, bản đề án tổng thể vẫn còn đang trong giai đoạn soạn thảo, đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn. Vì vậy, tỉnh cần huy động nguồn lực của các tổ chức quốc tế hỗ trợ.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 12/08/2013
PHÚ LÂM
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Quản lý thức ăn và dinh dưỡng cho tôm khi thời tiết xấu

Khi thời tiết xấu, như mưa lớn, bão, hoặc nhiệt độ đột ngột giảm, việc quản lý thức ăn và dinh dưỡng cho tôm trở nên cực kỳ quan trọng. Dưới đây là những yếu tố cần lưu ý để giúp tôm vượt qua giai đoạn thời tiết bất lợi mà vẫn đảm bảo được sức khỏe và tốc độ tăng trưởng.

Tôm thẻ
• 09:00 16/09/2024

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 11:15 11/09/2024

Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi tôm

Tôm là loài ăn tạp, khi được ương trong trại giống tâm vật lẫn động vật (tảo, artemia ... Do đó, trong những tháng đầu mới thả, việc bổ sung thêm thức ăn tự nhiên cho tấm bên cạnh thức ăn công nghiệp là điều rất quan trọng.

Vi tảo
• 10:16 11/09/2024

Ruột tôm có dấu hiệu xoắn

Quan sát và đánh giá sức khỏe của tôm thông qua các dấu hiệu bên ngoài và nội tạng là rất quan trọng.

Ruột tôm
• 11:17 10/09/2024

Thái Lan: Cuộc chiến với cá rô phi cằm đen xâm lấn

Trong một động thái mạnh mẽ nhằm bảo vệ hệ sinh thái nước ngọt, Thái Lan đã chính thức khởi động chiến dịch diệt trừ cá rô phi cằm đen, một loài cá ngoại lai xâm hại được cho là gây ra những tổn hại nghiêm trọng đối với hệ sinh thái và nền kinh tế thủy sản của quốc gia này.

Cá rô phi
• 20:44 16/09/2024

Khẩn trương phục hồi thủy sản nuôi lồng bè sau mưa, bão

Bão số 3 đã khiến hàng ngàn lồng bè nuôi thủy sản tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng bị thiệt hại nặng nề.

Nuôi lồng bè
• 20:44 16/09/2024

Nuôi trồng thủy sản khắc phục sau bão Yagi

Sau trận bão số 3 vừa qua, các hộ nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh ven biển phía Bắc đã phải chịu thiệt hại nặng nề, đặc biệt là những người nuôi lồng bè trên biển. Do đó, vấn đề khắc phục của ngành thủy sản sau thiên tai được cho là quan trọng nhất. Nhằm giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo tái sản xuất bền vững.

Bão Lagi tàn phá
• 20:44 16/09/2024

Xuất khẩu tôm Ecuador có xu hướng "hạ nhiệt"

Xuất khẩu tôm của Ecuador luôn được xem là một trong những động lực chính thúc đẩy nền kinh tế quốc gia này, khi đất nước trở thành nhà cung cấp tôm lớn nhất thế giới.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:44 16/09/2024

Những biệt tài của “quý cô” cá dơi môi đỏ

Có lẽ trong chúng ta không ít người ngờ rằng dưới thế giới đại dương lại có một sinh vật biển có tính cách điệu đà và vẻ ngoài nổi bần bật như loài cá sở hữu đôi môi đỏ như tô son dưới đây.

Cá dơi môi đỏ
• 20:44 16/09/2024
Some text some message..