Khó khăn nuôi ốc hương ở Ninh Thuận

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới cho ốc hương đẻ nhân tạo và nuôi thương phẩm thành công. Ốc hương được nuôi với nhiều hình thức như nuôi trong đăng, trong lồng, trong bể xi măng, trong ao đất, ao lót bạt nhựa trải cát… cho giá trị kinh tế cao song cũng nhiều rủi ro.

Khó khăn nuôi ốc hương ở Ninh Thuận
Ảnh minh họa

Nuôi ốc hương ở Ninh Thuận

Ninh Thuận có 1.500 ha có thể nuôi tôm. Hàng năm duy trì khoảng 1.000 ha nuôi tôm, trong đó 500 ha nuôi trên cát, 500 ha nuôi tôm ven đầm Nại, 100 ha đang nuôi các đối tượng như hàu Thái Bình Dương, cá mú, cá chẽm, cua ghẹ, cá chim vây vàng,… và số diện tích còn lại đang bỏ trống.

Ninh Thuận cũng có điều kiện phát triển sản xuất giống và nuôi ốc hương thương phẩm trong ao đất tại các xã ven đầm Nại và ao nuôi tôm lót bạt trên cát ở ven biển Từ Thiện, Sơn Hải, xã Phước Dinh. Nhiều người kỳ vọng chuyển qua nuôi ốc hương mang lại hiệu quả sẽ sử dụng gần hết các ao nuôi tôm đang để trống do dịch bệnh.

Từ năm 2003, ốc hương được nuôi trong ao đất ở Tân An, xã Tri Hải và trong đăng ven biển Mỹ Tân, xã Thanh Hải rất thành công. Phong trào nuôi ốc phát triển khá mạnh vào năm 2005, tuy nhiên chỉ vài năm sau đó xuất hiện bệnh trên ốc nuôi đăng tại Mỹ Tân, nhưng nuôi ao đất vẫn cho kết quả tốt và giá bán khá cao. Do vậy, từ năm 2009 đến nay, diện tích nuôi ốc trên toàn tỉnh đã tăng lên đáng kể. Đến cuối tháng 11/2017 đã lên đến 109 ha và sản lượng đạt 1.500 tấn, bằng 127% so với cùng kỳ năm 2016. Giá bán giao động từ 140.000 - 290.000 đồng/kg với kích cỡ 150 con/kg tùy theo thời điểm.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng xuất hiện bệnh ốc hương. Điển hình vào những tháng cuối năm 2016, mưa lớn kéo dài, nước nhạt, ốc giảm ăn và chết khiến một số hộ nuôi thua lỗ nặng. Tháng 10 năm 2017 mưa nhiều, vài hộ nuôi ốc bị mất trắng. Đặc biệt khi ốc hương bị nhiễm bệnh nặng thì chết sạch trong ao, mình ốc thối rữa. Tỷ lệ diện tích ốc nuôi bị bệnh ở Ninh Thuận có dấu hiệu tăng dần, năm 2017 đã lên đến 16,7%.

Mô hình nuôi ốc hương mật độ 300 con/m2 trong ao đất

Nhằm khuyến cáo người nuôi ốc thả nuôi mật độ vừa phải theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận thực nghiệm thả nuôi 300 con/m2 trong lưới. Quy mô thực nghiệm là 2.000 m2. Thả giống ngày 29/6/2017 và thu hoạch vào ngày 21/12/2017. Sau thời gian nưôi 175 ngày, kích cỡ ốc trung bình 170 con/kg, số ốc thu được là 604.860 con, tỷ lệ sống 93%, sản lượng ốc 3.558 kg. Lượng thức ăn gồm tôm, cá, ghẹ là 10.364 kg, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR: Food chain rate) là 2,91, chi phí 500,601 triệu đồng, doanh thu 800,740 triệu đồng. Trong đó có cả tiền thu từ ngao tự nhiên, cá rô phi, cá dìa và tôm sú thả nuôi không cho thức ăn khoảng 20 triệu đồng.

Mặc dù, ốc hương được đánh giá là đối tượng nuôi có nhiều triển vọng, nhưng chưa thể khuyến khích phát triển đại trà bởi chi phí đầu tư lớn và cũng dễ thất bại do bị dịch bệnh. Vì vậy người nuôi rất cần phải tuân thủ kỹ thuật trong các khâu cải tạo ao đìa, chọn con giống và xử lý nguồn nước… và phòng trị bệnh cho ốc hương.

TTKNQN
Đăng ngày 09/01/2018
Đỗ Kim Tâm
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 12:29 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 12:29 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 12:29 19/12/2024

Tập trung vào các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường

Nuôi tôm đã và đang là ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang gây nhiều thách thức cho ngành. Để đảm bảo phát triển bền vững, việc áp dụng các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết.

Tôm thẻ
• 12:29 19/12/2024

Top 6 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng hộp hàng đầu Việt Nam

Cá ngừ đóng hộp Việt Nam đang chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ - nơi chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, ngành cá ngừ đóng hộp không chỉ góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao vị thế thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Cá ngừ đóng hộp
• 12:29 19/12/2024
Some text some message..