Khoáng trong nuôi trồng thủy sản

Hiện nay, protein thực vật đang được sử dụng để thay thế dần bột cá trong khẩu phần thức ăn thủy sản. Tuy nhiên các chất kháng dinh dưỡng đặc biệt là phytate có trong nguyên liệu thực vật có khả năng liên kết chặc chẽ với các muối khoáng làm giảm độ tiêu hóa các khoáng chất gây thiếu khoáng cho ĐVTS.

tôm bắt mồi
Có nhiều bằng chứng chứng minh lợi ích của các khoáng vi lượng hữu cơ, thay vì các dạng vô cơ trong thức ăn nuôi trồng thủy sản.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà sản xuất thức ăn và người nuôi phải bổ sung các dưỡng chất vào thức ăn. Tuy nhiên, khoáng ở dạng vô cơ thường không hấp thụ được sẽ thải ra tác động xấu đến môi trường. Có nhiều bằng chứng chứng minh lợi ích của các khoáng vi lượng hữu cơ, thay vì các dạng vô cơ trong thức ăn nuôi trồng thủy sản.

Nghiên cứu tác dụng của nguồn khoáng hữu cơ và vô cơ

Theo Richard T. Lovell và ctv, (2007), tỷ lệ hấp thụ thuần của các khoáng chất hữu cơ đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), selen (Se) và kẽm (Zn) được hữu cơ hóa cao hơn đáng kể so với mức hấp thụ các khoáng vô cơ trong khẩu phần ăn của cá da nheo Mỹ (Ictalurus punctatus). Tỷ lệ hấp thụ các khoáng chất hữu cơ cao hơn so với các khoáng chất vô cơ lần lượt là 39,3% trong khẩu phần ăn tinh khiết (lòng trắng trứng hoặc bột đậu nành) và 81,1% trong khẩu phần ăn thực tế.

Thêm vào đó, thử nghiệm đánh giá ảnh hưởng của khoáng vi lượng Se, Zn và Mn dạng hữu cơ, vô cơ và nano trong khẩu phần ăn của ấu trùng cá chẽm vàng (Sparus aurata) của Izquierdo và ctv, (2016) cho thấy sự cần thiết phải bổ sung khoáng chất chống oxy hóa để thúc đẩy sự phát triển của ấu trùng, khoáng hóa xương và ngăn ngừa dị tật khung xương. Kết quả cho thấy khoáng chất hữu cơ có hiệu quả hơn các dạng vô cơ và nano. Tương tự, Rider và ctv, (2010) khuyến nghị Se liên kết hữu cơ sẽ là nguồn Se được ưu tiên để bổ sung vào khẩu phần ăn bột cá hơn là Se dạng vô cơ sau khi nghiên cứu mức độ khả dụng sinh học của các nguồn Zn và Se hữu cơ và vô cơ trong khẩu phần sử dụng nguồn bột cá trắng trên cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss). 

Kumar Katya và ctv, (2016) thực hiện thí nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của hỗn hợp khoáng vi lượng (Cu, Zn, Mn và Fe) dưới dạng hỗn hợp vô cơ và hữu cơ lên cá đá (Sebastes schlegeli) được cho ăn khẩu phần có chứa axit phytic ức chế khoáng. Kết quả cho thấy, cá ăn khẩu phần bổ sung khoáng hữu cơ 3g/kg cho tăng trọng tốt nhất, đồng thời hàm lượng khoáng vi lượng trong gan và toàn cơ thể cá cho ăn khẩu phần có độ bão hòa Cu và Zn cao hơn so với khẩu phần đối chứng và các khẩu phần bổ sung khoáng ở dạng vô cơ. Hơn nữa, hoạt tính của Cu-Zn super oxide dismutase  trong gan được ghi nhận là cao nhất đối với cá ăn khẩu phần bổ sung 3g/kg khoáng hữu cơ. Các kết quả này đã chứng minh bổ sung khoáng hữu cơ vào khẩu phần ăn của cá hiệu quả cao hơn so với nguồn hỗn hợp khoáng vi lượng vô cơ.

Theo Desjardins và ctv, (1987) tăng sắt từ sunfat sắt (FeSO4) trong khẩu phần làm tăng quá trình oxy hóa lipid trong khẩu phần. Việc thay thế các khoáng chất vô cơ bằng các khoáng vi lượng hữu cơ có thể làm giảm tác dụng oxy hóa của các khoáng chất trong hỗn hợp. Điều này hạn chế quá trình oxy hóa các vitamin quan trọng đối với sức khỏe vật nuôi, sự tăng trưởng và oxy hóa thức ăn trong quá trình sản xuất và bảo quản thức ăn. Hơn nữa, các khoáng chất liên kết hữu cơ có thể ngăn chặn quá trình oxy hóa gây hại cho tế bào ruột trong quá trình tiêu hóa và quá trình oxy hóa trong các mô sau khi hấp thụ. Hiện tượng oxy hóa xảy ra trong quá trình sản xuất và tạo viên thức ăn nuôi trồng thủy sản sử dụng nhiệt độ cao có thể mất quá nhiều vitamin. Lượng vitamin mất đi cần được bù đắp bằng cách bổ sung lại làm gia tăng chi phí sản xuất thức ăn. Nghiên cứu của Shurson và ctv (2011) cho thấy có sự giảm đáng kể hàm lượng vitamin trong hỗn hợp thức ăn có chứa các nguồn khoáng vô cơ, trong khi việc sử dụng các khoáng vi lượng hữu cơ làm giảm rõ ràng sự giảm hàm lượng vitamin.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Pang và Applegate, (2006) về ảnh hưởng của Cu tới hoạt động của enzyme phytase cho thấy rằng đồng vô cơ ngăn chặn hoạt động thủy phân của các enzym này ở pH 5,5 và 6,5, nhưng đồng clorua tri-bazơ và đồng lysine không ảnh hưởng nhiều. Như vậy phytase có thể bị ức chế bởi hàm lượng khoáng vô cơ cao. Việc thay thế các khoáng chất vô cơ bằng các khoáng chất hữu cơ làm giảm sự tương tác giữa các khoáng chất và các thành phần thức ăn khác trong quá trình tiêu hóa, và sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của phytase. Do đó, việc sử dụng các khoáng vi lượng hữu cơ được khuyến khích thay vì các nguồn vô cơ trong thức ăn bổ sung phytase. 

Watanabe và ctv (1997) cũng đã kết luận các nguồn khoáng hữu cơ có độ ổn định và độ khả dụng sinh học cao hơn trong thức ăn, giảm lượng khoáng bổ sung mà không ảnh hưởng đến các nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.

Kết luận

Từ các kết quả trên cho thấy độ khả dụng sinh học của các nguyên tố khoáng vi lượng trong khẩu phần bột cá bị ảnh hưởng bởi công thức hóa học của chúng và các yếu tố kháng dinh dưỡng trong khẩu phần. Trong công thức thức ăn của cá, các khoáng liên kết hữu cơ được bổ sung có giá trị sinh học cao hơn các khoáng vô cơ.

Các chất khoáng hữu cơ có giá trị sinh học cao và được động vật hấp thụ dễ dàng hơn các chất khoáng vô cơ, do đó lượng chất khoáng được bài tiết ra ngoài môi trường ít hơn, không gây ô nhiễm cao, cho cả đất và nước.

Tại thị trường Việt Nam, BQ&Q tự hào là đơn vị tiên phong nhập khẩu và phân phối các dòng khoáng hữu cơ thiết yếu như: Coban (Co), Selen (Se), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Sắt (Fe), Canxi (Ca), Magie (Mg). 
Đăng ngày 01/02/2021
Công ty cổ phần BQ&Q
Doanh nghiệp

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 14:18 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 14:18 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 14:18 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 14:18 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 14:18 27/11/2024
Some text some message..