Khơi dòng tín dụng cho tôm và cá tra

Tại Hội nghị về sản xuất, tiêu thụ lúa và thủy sản vùng ĐBSCL tổ chức ngày 27/2, theo phản ánh từ các địa phương, khó khăn về thị trường, chính sách tín dụng là những thách thức đối với ngành hàng thủy sản.

Thủy sản cần được tiếp thêm dòng vốn.
Thủy sản cần được tiếp thêm dòng vốn.

Theo báo cáo tổng hợp, năm 2012 có 30 địa phương nuôi tôm nước lợ với diện tích 655.000 ha, đạt sản lượng 487.960 tấn. Diện tích thả nuôi tương đương nhưng sản lượng giảm 1,6% so với niên vụ trước do có hơn 100.000 ha tôm bị thiệt hại do dịch bệnh.

Trong khi đó, giá tôm nguyên liệu biến động bất thường, có thời điểm giảm tới 50% do nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường thế giới giảm. Năm 2012, Việt Nam xuất khẩu tôm sang 92 thị trường với tổng giá trị khoảng 2,24 tỷ USD, giảm 6,6% so với năm trước, trong đó thị trường Mỹ và EU giảm mạnh tới 18,6 – 24,5%.

Về cá tra, đến hết năm 2012, tổng diện tích nuôi cá tra toàn vùng đạt 5.910 ha, sản lượng đạt 1,28 triệu tấn, tăng 100.000 tấn. Tương tự như mặt hàng tôm, do cầu thị trường giảm và dịch bệnh, kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm mạnh, hiện dao động từ 19.200-23.500 đ/kg trong khi giá thức ăn tăng thêm 700 – 1.200 đồng/kg khiến người nuôi chịu lỗ 2.000 - 5.000 đồng/kg. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt 1,744 tỷ USD, giảm 3,4% so với năm trước.

Theo dự báo năm 2013 của Bộ Công Thương, xuất khẩu tôm, cá tra sẽ gặp khó khăn. Kim ngạch cá tra ở mức 1,8 tỷ USD, nếu diễn biến xấu chỉ đạt mức thấp 1,2 tỷ USD. Xuất khẩu tôm chỉ có khả năng đạt chỉ đạt 1,9 tỷ USD kim ngạch.

Bên cạnh khó khăn về thị trường, thủy sản ĐBSCL năm qua gặp nhiều vướng mắc trong triển khai cơ chế, chính sách liên quan. Trong đó nổi lên vấn đề tín dụng, đa số các DN đều “kêu” khó tiếp cận vốn ngân hàng mặc dù đã có chỉ đạo chính sách từ Chính phủ, về thời hạn vay chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất.

Theo Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2012, vốn vay cho cá tra đạt 51.876 tỷ đồng, tăng 16,5% so với năm 2011. Đến đầu năm 2013, dư nợ cho vay nuôi trồng, chế biến xuất khẩu cá tra của các tổ chức tín dụng trong khu vực ĐBSCL đạt 22.777,5 tỷ đồng. Dư nợ cho vay nuôi, chế biến tôm đạt 22.975 tỷ đồng.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các ngân hàng ưu tiên cho vay chăn nuôi, giảm lãi suất tín dụng để tháo gỡ khó khăn cho người nuôi và DN chế biến cá tra xuất khẩu. Đối với mặt hàng tôm đang bắt đầu triển khai việc thực hiện gia hạn nợ tối đa 24 tháng với lãi suất tối đa 11%/năm.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho biết vẫn khó tiếp cận được các nguồn tín dụng nói trên, nhất là các hạng mục hỗ trợ sản xuất phát triển. Hạn mức cho vay thấp, lãi suất cao so với là những khó khăn mà nhiều nông dân, DN gặp phải trong thời gian qua.

Các DN, địa phương kiến nghị ngân hàng tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc về vay vốn tại cơ sở, đặc biệt xem xét về điều kiện vay, mức vay và thời gian vay theo chu kỳ sản xuất (8-12 tháng), cơ cấu lại vốn vay theo hướng từ vay ngắn hạn sang vay trung và dài hạn.

Bộ Công Thương cũng cần chủ trì cùng các đơn vị liên quan sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc xuất khẩu mặt hàng tôm ở thị trường Mỹ (chống bán phá giá và trợ cấp), Nhật Bản (hạn mức dư lượng Ethoxyquyn) và các thị trường trọng điểm khác.

Chủ trì cuộc họp ngày hôm nay (27/2), Phó Thủ  tướng Hoàng Trung Hải lưu ý những vấn đề thách thức cho mặt hàng tôm cá xuất khẩu vùng ĐBSCL. Trước hết là việc theo dõi, đánh giá sát diễn biến thị trường để đưa ra những kế hoạch, giải pháp phù hợp.

Bộ NNPTNT tổng hợp, xem xét các vấn đề kiến nghị, phản ánh tại các địa phương để định hướng phát triển năm 2013 trong chăn nuôi, chế biến theo hướng phát triển bền vững, không tăng sản lượng và mở rộng diện tích. Thay vào đó, tập trung giải pháp tăng giá xuất khẩu để tăng mua cá nguyên liệu bằng việc tổ chức lại sản xuất tôm, cá tra trong nước, liên kết chặt chẽ với DN chế biến, nuôi theo quy hoạch và quy trình tiên tiến, kiểm soát chất lượng đầu vào từ con giống đến thức ăn.

Các cơ quan hữu quan tiếp tục tập trung giải quyết các rào cản kỹ thuật từ các thị  trường, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở  rộng thị trường. Nâng cao vai trò các Hiệp hội trong việc rà soát danh sách những thành viên gặp vướng mắc để kịp thời phản ánh, kiến nghị các cơ quan quản lý xử lý kịp thới cho DN.

http://baodientu.chinhphu.vn
Đăng ngày 28/02/2013
nguyên linh
Kinh tế

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 09:59 24/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:26 23/01/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 11:48 06/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 11:48 06/02/2025

Kiếm soát bệnh vàng mang trên tôm

Bệnh vàng mang hay còn gọi là bệnh đầu vàng (YHD - Yellow Head Virus), bệnh nhiễm giới hạn trên các loài tôm he, trong đó có tôm sú và tôm chân trắng. Bệnh thường bộc phát trên tôm nuôi từ 30 ngày tuổi trở lên, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị cũng như phương pháp tiêm chủng hữu hiệu, gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Tôm bị vàng mang
• 11:48 06/02/2025

Đánh giá và gợi ý các sản phẩm cần thiết cho bể cá cảnh

Bể cá cảnh không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn góp phần làm đẹp không gian sống. Để duy trì một hệ sinh thái bền vững, việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp cho bể cá là vô cùng quan trọng. Sau đây là những sản phẩm thiết yếu giúp bạn chăm sóc bể cá một cách hiệu quả.

Bể cá cảnh
• 11:48 06/02/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 11:48 06/02/2025
Some text some message..