Không đẩy cái khó vào doanh nghiệp

Bức xúc, ngạc nhiên… là những từ mà lãnh đạo doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản phát biểu tại buổi lấy ý kiến “Dự thảo quy định ân hạn nộp thuế nhập khẩu khi có bảo lãnh của tổ chức tín dụng” do Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (Vasep) tổ chức.

doanh nghiệp thủy sản gặp khó khăn
Ảnh minh họa: Internet

Theo đó, chính sách hỗ trợ nhà nước việc ân hạn nộp thuế 275 ngày sẽ không còn hiệu lực mà phải nộp thuế trước khi được thông quan hoặc phải có bảo lãnh của ngân hàng.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Vasep, cho rằng, ân hạn thuế 275 ngày là chính sách dày công để khuyến khích DN đầu tư. Lợi dụng sự thông thoáng này, có DN trốn thuế, nhưng không thể vì vậy mà dùng biện pháp ân hạn thuế khi có bảo lãnh ngân hàng đối với cả cộng đồng DN, đi ngược lại chủ trương khuyến khích sản xuất của Nhà nước.

Theo Tổng Giám đốc Công ty Higland Dragon, phải chăng Nhà nước thay đổi cam kết khuyến khích đầu tư nước ngoài. Điều đó làm cho DN nghĩ rằng, Nhà nước chỉ muốn thuận lợi cho mình, không cần biết thực tế DN sẽ phải gánh chịu hậu quả như thế nào, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế khó khăn kéo dài từ năm 2008 đến nay.

Tổng cục Hải quan cho rằng, phí bảo lãnh không cao, DN có thể sử dụng L/C lô hàng kế tiếp làm tài sản ký cược bảo lãnh nên không phát sinh thêm tài sản ký quỹ. Nhưng các DN cho rằng, người soạn thảo không nắm thực tế. Không phải DN hoặc tất cả lô hàng đều dùng L/C làm phương thức thanh toán. Ngay cả ngân hàng chỉ chấp nhận cho DN dùng L/C ký bảo lãnh khi DN đã nộp đầy đủ bộ chứng từ xuất hàng hợp lệ và thời hạn mà DN phải hoàn trả số tiền vay cho ngân hàng trong 15 ngày (L/C trả ngay), cho nên, việc dùng L/C để bảo lãnh là không khả thi.

Hơn nữa, khi DN sử dụng thanh toán L/C thì ngân hàng xem đó như tài sản đảm bảo để tính vào hạn mức cho vay mà ngân hàng đã cấp cho DN. Tác động này sẽ làm hạn mức tín dụng của DN giảm 20%-40%, đồng nghĩa với kim ngạch xuất khẩu giảm tương ứng. DN sẽ bị mất nhiều hợp đồng, khách hàng.

Với phí bảo lãnh của ngân hàng là 2%-3%, cộng với lãi suất, làm chi phí sản xuất tăng lên 5%-10%. Dự kiến năm nay, các DN nhập khẩu khoảng 600 triệu USD nguyên liệu thủy sản với mức thuế bình quân là 20%, số thuế không được ân hạn là 120 triệu USD, ngân hàng tính phí bảo lãnh là 2,5%, tương ứng 3 triệu USD trong 12 tháng, cộng lãi suất 12%/năm thành 3,6 triệu USD, tương đương 70 tỷ đồng. Tác dụng dây chuyền là DN giảm nhập, giảm sản xuất, giảm lao động... Chưa nói, số nguyên liệu không nhập này sẽ chạy về các nước cạnh tranh với Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia…

Theo Vasep, việc DN cố tình vi phạm có thể kiểm soát qua việc quản lý theo nguyên tắc luồng xanh - luồng đỏ như Bộ Tài chính đang áp dụng hoặc bổ sung các điều kiện khi DN được ân hạn thuế như có nhà máy và đủ điều kiện sản xuất, không nợ đọng thuế 2 năm… Khi cho ra một chính sách mới phải dựa trên thực tế, lắng nghe ý kiến của DN, không thể áp đặt.

SGGP
Đăng ngày 22/10/2012
Kinh tế

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:41 14/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 11:41 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:41 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 11:41 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:41 14/11/2024
Some text some message..