Khủng hoảng lao động nghề biển ở Bình Thuận

Đã đến vụ cá Nam nhưng nhiều tàu thuyền vẫn chưa thể ra khơi vì tìm không có đủ số bạn thuyền đi cùng.

thuyền nằm bờ
Nhiều ghe thuyền ở Phan Thiết phải nằm bờ do thiếu bạn thuyền

Ngành khai thác hải sản của tỉnh Bình Thuận đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực. Nhiều chủ tàu lâm vào cảnh khó khăn do không tìm được bạn thuyền đi biển. 

Đây là thời điểm tỉnh Bình Thuận chuẩn bị bước vào vụ cá chính trong năm, mà ngư dân thường gọi là vụ cá Nam. Thế nhưng, hoạt động đánh bắt hải sản lúc này lại khá trầm lắng. Tại Phan Thiết, thuyền vẫn còn neo đậu dày đặc hai bên bờ sông Cà Ty. Nhiều tàu thuyền vẫn chưa thể ra khơi vì tìm không có đủ số bạn thuyền đi cùng.

Ông Ngô Văn Nuôi (trú tại phường Hưng Long), chủ của một tàu cá làm nghề mành chà, mấy ngày qua đang chạy đôn chạy đáo tìm cho đủ 16 lao động mới có thể xuất bến ra khơi.

Cứ mãi nằm chờ, công việc làm ăn của chủ phương tiện và các bạn thuyền gắn bó bị đình trệ. Một số chủ tàu buộc phải ra khơi với số lao động ít ỏi trên tàu. Thậm chí, đã có nhiều trường hợp do không tìm được người lao động, neo bờ quanh năm suốt tháng, không có tiền bù lỗ chi phí, buộc phải bỏ nghề. Ông Nguyễn Văn Tì ở phường Bình Hưng là một trong số đó. Tháng 3 vừa qua, ông Tì đã bán chiếc tàu cá 200 mã lực và cả bộ ngư lưới cụ. Ông Tì buồn bã: Kiếm người mà kiếm không ra, nên đậu ghe ở nhà. Mà ở nhà lâu ngày quá, kiếm người không ra nữa thì bắt buộc ăn lần ăn mòn, lỗ quá, rồi cũng bán ghe luôn”.

Theo ngư dân địa phương, lúc trước nghề biển ở Bình Thuận rất thịnh, bạn thuyền không khi nào thiếu và luôn gắn bó với chủ phương tiện. Nhưng bây giờ ngư trường cạn kiệt, nghề biển khó làm ăn, chỉ sau nhiều chuyến thất bát, nhiều lao động nản chí bỏ nghề đi tìm việc khác ở trên bờ để có thu nhập ổn định hơn.

Ông Trần Văn Ngơ, một lão ngư có hơn 50 năm làm nghề biển ở Phan Thiết cho biết: “Hồi xưa người đi biển đông, giờ người ta nghĩ nhiều rồi. Thanh niên giờ không có kẻ học việc, không có người nhỏ nhỏ xuống dưới biển nữa đâu. Nó nghỉ hết. Họ ở trên bờ làm thợ honda, thợ hồ, hoặc nghề gì đó… thu nhập cố định hơn. Còn nghề biển hồi có hồi không, bấp bênh”.

lao động bám biển
Để người lao động biển bám trụ với nghề cần nâng cao hiệu quả khai thác, tăng thu nhập

Bên cạnh lớp trẻ không còn mặn mà với nghề truyền thống của cha ông mình, tình trạng thiếu lao động biển còn do nhiều yếu tố khác tác động. Có thể thấy trình độ và kỹ thuật khai thác hải sản hiện nay của Bình Thuận cũng như cả nước còn mang tính thủ công, nên đòi hỏi có nhiều lao động tham gia. Một tàu khai thác trung bình cần từ 15 đến 20 lao động biển. Trong khi đó ở các nước tiên tiến, một tàu khai thác của họ không cần nhiều người vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật nghề cá.   

Ông Huỳnh Quang Huy – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận cho biết : để giải quyết tình trạng khủng hoảng lao động biển trước hết Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chuyển đổi, cơ cấu lại ngành nghề đánh bắt hải sản. Đã đến lúc chúng ta phải chọn lọc phát triển nghề nào có định hướng, phân vùng phân tuyến khai thác hợp lý hơn. Qua công tác khuyến ngư, Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ ngư dân về khoa học kỹ thuật để tăng hiệu quả kinh tế của mỗi chuyến đánh bắt. Một khi có thu nhập ổn định, người bạn lao động mới gắn bó với nghề, với chủ phương tiện.

chi cục trưởng
Ông Huỳnh Quanh Huy - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận

Hiện nay, tỉnh Bình Thuận có hơn 7.400 tàu thuyền hành nghề khai thác hải sản với khoảng 38.000 lao động. Nhưng chỉ có khoảng 30% người lao động biển ở địa phương thực sự bám nghề truyền thống một cách vững chắc. Còn lại khoảng 70% lao động mang tính thời vụ, không có sự gắn bó lâu dài với nghề. Nếu như bài toán nâng cao hiệu quả khai thác hải sản và ổn định đời sống của ngư dân chưa được Nhà nước quan tâm đúng mức, thì tình trạng khan hiếm lao động nghề biển ngày càng trở nên trầm trọng hơn, khi ấy kinh tế biển của Bình Thuận, một thế mạnh của tỉnh  rất khó phát triển một cách bền vững./. 

VOV, 04/06/2015
Đăng ngày 05/06/2015
Việt Quốc/VOV-TP HCM
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 04:35 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 04:35 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 04:35 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 04:35 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 04:35 26/11/2024
Some text some message..