Khuyến khích diêm dân sản xuất muối trải bạt

Muối Tuyết Diêm (TX Sông Cầu) được đánh giá là loại muối tốt, hạt chắc, trắng tinh. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, phát triển thị trường lâu dài cho sản phẩm, HTX Muối Tuyết Diêm đã vận động người dân đổi tập quán sản xuất từ muối nền đất sang muối trải bạt. Nhờ vậy, muối Tuyết Diêm đã sạch hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Khuyến khích diêm dân sản xuất muối trải bạt
Sản xuất muối trải bạt tại vùng muối Tuyết Diêm (TX Sông Cầu) - Ảnh: TRÂM TRÂN

Muối trải bạt sản lượng cao

Vùng muối Tuyết Diêm rộng 143ha. Nhiều diêm dân ở đây đang hướng đến sản xuất muối trải bạt (muối sạch). Ông Nguyễn Hồng, một người làm muối ở Tuyết Diêm, cho biết: Tôi có 6 đám ruộng sản xuất muối. Nếu làm theo cách trải bạt thì trung bình 1 đám thu được 4 bao, còn nếu làm thủ công như trước đây chỉ thu 3,5 bao. Nguyên nhân là do làm muối thủ công khi cào có một lớp muối bị chôn dưới đất, còn trải bạt thì vét sạch muối. Hiện giá muối sạch cũng cao hơn muối làm thủ công 400 đồng/kg.

Thường thì sản xuất muối trải bạt không chỉ đạt sản lượng cao mà thời gian kết tinh cũng ngắn lại. Làm muối thủ công từ khi lấy nước vào phơi nắng rồi chờ kết tinh, cào dồn lại, mất từ 4-5 ngày (tùy theo nắng); còn làm muối trải bạt chỉ 3 nắng là có muối.

Theo bà Trần Thị Diệu, cũng ở thôn Tuyết Diêm, nếu 2 dây ruộng sản xuất muối liền kề nhau, một bên sản xuất muối trải bạt còn một bên làm muối thủ công, khi lấy nước vào cùng một lượt, nước vừa sắc, dùng bàn cào phả bọt cho tan, ruộng được trải bạt không có hơi đất nên “bắt” muối nhanh hơn 1 ngày. Chính vì vậy, làm muối thủ công 1 tháng thu 5-6 lứa muối, còn trải bạt thu trên 8 lứa muối. Tuy nhiên, làm muối trải bạt tốn chi phí, trung bình ruộng muối rộng 1 sào tốn 5 triệu đồng. Thường 1 dây ruộng có 6 đám chi phí lên đến 30 triệu đồng, thời gian sử dụng 4-5 năm. Vì chi phí cao nên nhiều người không có vốn đầu tư đành phải làm muối thủ công.

Muối trải bạt được thương lái mua mạnh. Bà Trần Thị Tuyết, một thương lái mua muối cho hay: Muối trải bạt không “lấm” đất nên hột muối trong suốt được nhiều người ưa chuộng. Còn muối thủ công thì đen hơn nên tôi chỉ mua muối trải bạt đưa đi nơi khác tiêu thụ. Còn muối thủ công thì chỉ bán lại tại chỗ cho lò muối hầm trong vùng, số ít bán cho các tàu đánh bắt gần bờ ướp cá.

Theo nhiều người làm muối, khó khăn hiện nay là do không có vốn đầu tư sản xuất muối trải bạt nên làm muối thủ công, thương lái mua chậm dẫn đến muối tồn. Diêm dân làm ra muối, lứa muối sau đổ chồng lên lứa muối trước, bờ ruộng thành nơi chứa muối. Có những đống muối chất ven đường chờ thương lái thành muối trầm mỡ (muối để lâu nhiều năm), nên có vùng diêm dân bỏ ruộng. Để diêm dân không bỏ ruộng thì các ngành chức năng cần hỗ trợ vốn để diêm dân làm muối sạch, thị trường tiêu thụ muối mạnh hơn.

Tạo thương hiệu muối Tuyết Diêm

Theo các ngành chức năng, để nâng cao giá trị, phát triển thị trường lâu dài cho sản phẩm, HTX Muối Tuyết Diêm vận động người dân đổi tập quán canh tác từ muối nền đất sang muối trải bạt và từ sử dụng nước biển bề mặt sang sử dụng tầng mặn của mạch nước ngầm trong sản xuất muối. Từ đó, muối Tuyết Diêm sạch hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Mới đây, Phòng Kinh tế TX Sông Cầu làm việc với HTX Muối Tuyết Diêm bàn việc phát triển nghề muối ở đây. Theo đó, HTX tiếp tục vận động diêm dân xây dựng mô hình sản xuất muối sạch và hỗ trợ người dân làm các thủ tục để khai thác, quảng bá muối Tuyết Diêm. Vụ muối năm 2018, Phòng Kinh tế TX Sông Cầu đã thực hiện mô hình muối trải bạt trên diện tích 1ha, nâng tổng số diện tích sản xuất muối trải bạt lên 5ha.

Cũng theo Phòng Kinh tế TX Sông Cầu, hàng năm, sản lượng muối Tuyết Diêm là 27.400 tấn muối hột và 1.820 tấn muối hầm. Từ đầu vụ đến nay, sản lượng muối đạt 1.360 tấn, trong đó muối thô 1.300 tấn, muối sạch 60 tấn. Ông Đỗ Văn Chính, Trưởng Phòng Kinh tế TX Sông Cầu cho biết: Để mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như tạo thương hiệu cho muối Tuyết Diêm, chúng tôi đã có kế hoạch tái cơ cấu ngành muối theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mới đây, Phòng Kinh tế TX Sông Cầu đã hỗ trợ in bao bì, nhãn mác và vận động một doanh nghiệp đại diện tham gia chương trình “Khoa học và công nghệ phát triển nông nghiệp vùng duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên năm 2018” tổ chức tại Khánh Hòa nhằm đẩy mạnh phát triển nhãn hiệu “muối Tuyết Diêm” đã được công nhận.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 21/06/2018
Trâm Trân
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 17:31 06/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 17:31 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 17:31 06/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:31 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 17:31 06/11/2024
Some text some message..