Kì lạ hiện tượng cá sấu "ngủ đông" ở Mỹ

Các nhà nghiên cứu cho rằng hiện tượng cá sấu 'ngủ đông' ở Bắc Carolina (Mỹ) thể hiện một chiến thuật sinh tồn kỳ quái rất hiếm gặp.

Kì lạ hiện tượng cá sấu "ngủ đông" ở Mỹ
Toàn bộ phần thân của cá sấu ngâm trong nước băng giá trừ mõn. Ảnh: Internet

Những con cá sấu thường ẩn nấp trong một đầm lầy ở phía đông Bắc Carolina hiện đang "đóng băng" dưới làn nước âm u. Toàn bộ phần thân của những con cá sấu đều ngâm trong nước ngoại trừ mõm của chúng.

Các quan chức ở Ocean Isle Beach đã đăng lên Facebook một đoạn video cho thấy hiện tượng cá sấu “ngủ đông” trong đầm lầy khiến nhiều người vô cùng ngạc nhiên.

Cá sấu ngủ đông, cá sấu, sinh học cá, chuyện lạ, sinh học 

Hiện tượng cá sấu “ngủ đông” kì lạ tại Mỹ khiến nhiều người bất ngờ. Ảnh: facebook National Geographic

Tất cả các con cá sấu đang “đóng băng”, George Howard, người quản lý tại Công viên cho biết trong video có 12.000 lượt xem.

Nhiều nhà nghiên cứu cho biết, có thể cá sấu đã sử dụng “chiến thuật” kì lạ này để sinh tồn khi nước xung quanh chúng đạt đến nhiệt độ đóng băng trong những tháng mùa đông lạnh giá.

Khi những con cá sấu cảm thấy nước đang đạt đến điểm đóng băng, chúng sẽ đẩy mõm lên ngay phía trên bề mặt.

Cá sấu, giống như các loài bò sát khác là loài động vật máu lạnh và dựa vào môi trường của chúng để điều chỉnh nhiệt độ.

Theo Trung tâm truyền thông môi trường của Đại học Loyola New Orleans, hiện tượng này tương tự như ngủ đông nhưng không giống như ngủ đông chúng ta vẫn thường biết.

Chính xác hơn đó là những con cá sấu có phản ứng với môi trường lạnh bằng cách làm chậm hoạt động trao đổi chất của chúng, nhưng không phải ngủ đông thực sự.

Thông thường, động vật ngủ đông rơi vào một giấc ngủ sâu và không ăn hoặc uống trong nhiều tháng. Tuy nhiên, các loài bò sát vẫn có những khoảng thời gian chúng hoạt động và chúng không rơi vào một giấc ngủ sâu. Trong khi họ không ăn trong thời gian này, họ vẫn uống để tránh bị mất nước.

Báo Dân Trí
Đăng ngày 31/01/2019
Khôi Nguyên
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 00:43 20/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 00:43 20/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 00:43 20/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 00:43 20/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 00:43 20/01/2025
Some text some message..