Kích thích miễn dịch trên cá bò bằng cam thảo

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của chiết xuất cam thảo đến hiệu suất tăng trưởng, cấu trúc mô học, đáp ứng miễn dịch và khả năng kháng bệnh trên cá bò.

Cam thảo
Cam thảo.

Cam thảo (Glycyrrhiza uralensislà một loài thực vật có hoa bản địa châu Á. Theo Đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình nên có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phổi, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc.

Hoạt chất hóa học của cam thảo chứa Glycyrrhizin là một saponin thuộc nhóm olean, hàm lượng từ 10-14% trong dược liệu khô là hoạt chất quan trọng nhất trong rễ cam thảo, flavonoid là các nhóm hoạt chất quan trọng thứ hai có trong rễ cam thảo với hàm lượng 3-4%. Các flavonoid quan trọng là hai chất liquiritin (hay liquiritirosid) và isoliquiritin (hay isoliquiritirosid). Ngoài ra, còn có nhiều flavonoid thuộc các nhóm khác: isoflavan (gla-bridin), isoflavon (glabron), isoflaven (glabren). Trong rễ cam thảo còn có 20-25% tinh bột, 3-10% glucose và saccharose. 

Theo Tây y, cam thảo có tác dụng: chống viêm, chống dị ứng, chữa ho, thông đờm, giải độc, giảm huyết áp, chữa các vết loét trong hệ tiêu hóa... và được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y học, dươc học và hóa mỹ phẩm. Tuy nhiên nghiên cứu trên động vật thủy sản còn hạn chế.

Do đó, Nghiên cứu hiện tại được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của chiết xuất cam thảo (Glycyrrhiza uralensis) đến hiệu suất tăng trưởng, cấu trúc mô học, đáp ứng miễn dịch và khả năng kháng bệnh chống lại Flavobacterium columnare trên cá bò.

Nghiên cứu ứng dụng cam thảo trên cá bò

Cá được cho ăn với hai chế độ ăn khác nhau, tức là chế độ ăn cơ bản là nhóm đối chứng (CG) và chế độ ăn có chứa chiết xuất G. uralensis là nhóm thực nghiệm (GG).  Sau đó cá được cảm nhiễm với vi khuẩn Flavobacterium columnare và theo dõi tỉ lệ sống sau 21 ngày.

Kết quả

Sau 60 ngày cho ăn, hiệu suất tăng trưởng của cá ở nghiệm thức bổ sung chiết xuất G. uralensis được cải thiện đáng kể, với WG và SGR tăng, đồng thời giảm hệ số FCR so với cá ở nhóm đối chứng CG. 

Sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn Flavobacterium columnare cá ở nghiệm thức GG cho thấy tỷ lệ tử vong tích lũy thấp hơn đáng kể so với cá ở nghiệm thức đối chứng CG.

Quan sát mô học, mẫu da và mang biểu hiện tổn thương nhiều nhất khi cá bị nhiễm vi khuẩn Flavobacterium columnare và đặc biệt tổn thương nhiều nhất ở nghiệm thức đối chứng. Đối với cá ở nghiệm thức đối chứng cơ cá biểu hiện sự sưng viêm và hoại tử. Đồng thời ở mang, sự tăng lên của các tế bào biểu mô làm các sợi mang thứ cấp dính lại phồng lên hoặc thoái hóa, động mạch vào mang bị xuất huyết tổn thương ở sợi mang và mất chức năng mang hoàn toàn. Trong khi đó ở các nghiệm thức bổ sung GC các sợi mang ít bị tổn thương và vẫn giữ nguyên cấu trúc.

Hiện tượng các sợi mang thứ cấp dính lại là do quá trình thực bào của bạch cầu khi có vi khuẩn xâm nhập, chúng tiết ra nhiều enzym làm cho các tế bào giữa các sợi thứ cấp sưng lên dẫn đến tiếp xúc nhau, đồng thời mang tiết dịch nhầy do phản ứng tự vệ của các tế bào miễn dịch không đặc hiệu dẫn đến các sợi mang thứ cấp dính lại. Nếu xảy ra tổn thương nặng có thể mất cấu trúc cả phiến mang, giảm diện tích tiếp xúc của mang với môi trường ngăn cản quá trình hô hấp của cá. 

Quan sát mô của cá ở nghiệm thức đối chứng xuất hiện nhiều không bào,  tế bào mất cấu trúc và tắc nghẽn mang, trong khi cá GG cho thấy độ rộng của lớp biểu bì và chất nhầy trên da, và tăng chiều dài của sợi mang thứ cấp

Hoạt động lysozyme trong huyết thanh và  biểu hiện mRNA của lysozyme ở thận  của cá cho ăn GC cao hơn nhóm CG ở hầu hết các điểm sau khi nhiễm bệnh. Đồng thời hoạt tính superoxide disutase và tổng khả năng chống oxy hóa tăng lên. 

So với cá CG, cá GG cho thấy mức độ biểu hiện của các gen liên quan đến tín hiệu TLRs-NFκB (TLR2, TLR3, TLR5, TLR9, Myd88 và p65NFκB), dẫn đến mức độ biểu hiện cao hơn của các cytokine gây viêm (IL-1β và IL -8) ở  thận cá khi bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, những gen này cho thấy sự sai lệch trong mang cá GG, chúng tăng ở một số thời điểm nhưng giảm ở các thời điểm khác.

Hơn nữa, bổ sung chiết xuất G. uralensis cũng không được kiểm soát đáng kể mức độ biểu hiện của IgMvà IgD ở thận, và mức độ biểu hiện của IgM trong mang cá, cho thấy phản ứng miễn dịch dịch thể tăng cao khi bị nhiễm vi khuẩn so với nhóm đối chứng.

Tất cả những kết quả này bà con nên bổ sung chiết xuất cam thảo vào khẩu phần ăn của cá bò góp phần nâng cao khả năng kháng bệnh chống lại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn F. cloumnare mang lại hiệu quả kinh tế trong quá trình nuôi.

Theo Qi Wang

Đăng ngày 07/02/2020
NHƯ HUỲNH Lược dịch
Kỹ thuật

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

Nuôi vỗ cua gạch thành cua ôm trứng ở Cà Mau

Ngành cua Cà Mau đang từng bước khẳng định vị thế, trở thành đối tượng nuôi chủ lực thứ hai của địa phương, chỉ đứng sau con tôm.

Cua gạch
• 14:17 11/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 17:25 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 17:25 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:25 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 17:25 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:25 16/04/2024