Kích thích vị giác của cá chép vàng bằng tảo Chollera

Báo cáo gần đây cho thấy sử dụng tảo khô vào thức ăn của cá cảnh là một biện pháp cải thiện tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của cách hiệu quả. Qua đó nâng cao giá trị của đối tượng nuôi.

Kích thích vị giác của cá vàng bằng tảo Chollera
Cá chép Koi. Ảnh: pinimg.com

Cá vàng là đối tượng cá cảnh rất phổ biến và quen thuộc ở nhiều quốc gia trên thế giới. Kỹ thật nuôi loài cá này cũng khá đơn giản vì thế chúng được cho là đối tượng phổ biến nhất trên thị trường cá cảnh hiện nay. Thời gian vừa qua nhờ vào sự phát triển của di truyền học, nhiều giống cá vàng mới được lai tạo và thu hút thị hiếu của khách hàng, nhất là nhóm cá chép Koi. Ngành nuôi cá Koi cũng bùng nổ bởi theo quan niệm phong thủy Á Đông cá Koi đại diện cho một sự thay đổi mang lại ý nghĩa tốt đẹp, là tượng trưng cho ý chí không bị khuất phục để đạt tới thành công. Các đối tượng này cần kỹ thuật chăm sóc cao hơn, vì thế nhiều nghiên cứu đã tiến hành giúp người nuôi tìm được những thành phần thức ăn thích hợp nhất cho chúng. 

Chollera là môt nhóm vi tảo được sử dụng phổ biến trong các trại ương giống tôm. Chúng có chứa các thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt rất giàu protein, vitamin và các khoáng chất, khi vào cơ thể chúng làm sạch máu, gan, thận và ruột, kích thích sinh sản tế bào hồng cầu, tăng oxy cho các tế bào và hỗ trợ tiêu hóa. Các nghiên cứu bổ sung tảo Chollera và thức ăn tôm cá nuôi đã được báo cáo rất nhiều, phần lớn các báo cáo cho thấy tính chất khả thi khi sử dụng chúng vì loài tảo này giúp cá tăng trưởng tốt, khỏe hơn và có được màu sắc tự nhiên (Hang và ctv, 2013). 

 

Tảo Chollera. Ảnh: Atopedegym

Tuy nhiên đối với các loài cá cảnh thì các nghiên cứu về tảo cho cá ăn vẫn còn hạn chế, đặc biệt là nghiên cứu về khả năng tăng cường tính bắt mồi trên cá vẫn còn ít.

Nghiên cứu này đã được thiết kế để nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ăn kết hợp tảo Chlorella (CM) đối với hiệu suất tăng trưởng, đáp ứng miễn dịch và điều chỉnh sự thèm ăn của cá vàng non Carassius auratus

Tảo Chollera bổ sung vào thức ăn của cá vàng

Cá vàng non Carassius auratus (trọng lượng cơ thể ban đầu: 1,27 ± 0,03 g) được sử dụng vào thí nghiệm chứng minh. Bốn chế độ ăn thử nghiệm được xây dựng có chứa chứa 0% (CM0), 1% (CM1), 2% (CM2) và 4% bột tảo Chlorella (CM4), tương ứng. Mỗi chế độ ăn được phân ngẫu nhiên cho các nhóm và mỗi nhóm cá sẽ có ba lần lâp lại. 40 con cá chưa trưởng thành sẽ được đưa vào mỗi bể thủy tinh trong 8 tuần. 

Kết quả phân tích sau 8 tuần cho thấy tỷ lệ tăng trọng, tốc độ tăng trưởng cụ thể và lượng thức ăn tăng lên khi tăng mức CM trong chế độ ăn của cá. Ngược lại, FCR (tỷ lệ chuyển đổi thức ăn) giảm với mức CM trong khẩu phần ăn. Điều này chứng tảo Chollera đã giúp cá tăng trưởng tốt hơn và sử dụng thức ăn một cách hiệu quả. 

Không có sự khác biệt đáng kể trong độ ẩm, protein thô, lipit thô và hàm lượng tro của các mô cơ và gan của các nhóm cá. Chế độ ăn có bổ sung bột tảo CM cũng giúp tăng cường hoạt động của axit và phosphatase kiềm trong gan và thận. Duy trì sức khỏe gan thận của cá được tốt hơn và kích thích cá thèm ăn hơn. 

Chế độ ăn có bổ sung bột tảo Chollera (CM) đồng thời điều chỉnh mức biểu hiện mRNA của NKEF ‐ B, MCHII và IgM trong thận, và tăng nồng độ mRNA của NPY và protein liên quan đến gen Agouti trong não. Điều này chứng minh tảo đã giúp hệ thống miễn dịch của cá hoạt động tốt hơn so với bình thường. 


Dựa trên những quan sát từ kết quả thí nghiệm, nghiên cứu này chỉ ra rằng chất phụ gia từ tảo Chollera (CM) bổ sung vào chế độ ăn đã giúp tăng hiệu suất tăng trưởng, đáp ứng miễn dịch và sự thèm ăn của cá chép một các hiệu quả. Báo cáo này cũng là lần đầu tiên, chứng minh vai trò của hệ thần kinh trung ương trong việc kiểm soát lượng thức ăn trong thức ăn cho cá ăn khẩu phần Chlorella sp. 

Tảo Chollera rất phổ biến tại Việt Nam, hiện nay nước ta đã có nhiều cơ sở sản xuất và nhân nuôi nhân tạo. Vì thế báo cáo này đưa ra gợi ý về việc sử dụng bột tảo khô vào thức ăn của cá cảnh. Sau báo cáo này, nhóm tác giả còn đề xuất tiếp túc đánh giá các biểu hiện ngoài như màu sắc cá sau khi sử dụng tảo một thời gian dài. 

Đăng ngày 07/08/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 06:52 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 06:52 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 06:52 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 06:52 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 06:52 17/11/2024
Some text some message..