Kiếm bạc triệu nhờ cá đặc sản

Vào đầu mùa mưa, trên sông Đồng Nai xuất hiện nhiều loại cá đặc sản, như: cá lăng vàng, cá leo, cá chình, cá chạch, cá chốt chuột... Đây là thời điểm các ngư dân đánh bắt trên sông tranh thủ “săn” cá đặc sản, và có đêm họ kiếm được cả chục triệu đồng.

cá leo
Con cá leo gần 10kg được ngư dân làng chài ấp 1, xã Phú Ngọc (huyện Định Quán) mới đánh bắt được.

Trên dọc tuyến sông Đồng Nai, đoạn qua địa bàn tỉnh có hàng ngàn hộ dân sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên sông. Mỗi năm khi mùa mưa bắt đầu, nước từ thượng nguồn đổ về là thời điểm “ăn nên làm ra” của nhiều ngư dân. Vì nhiều loại cá đặc sản có thói quen hay ngược dòng về vùng đầu nguồn đón dòng nước xiết đổ xuống để sinh sản.

* Săn cá đặc sản

Vào nửa đầu mùa mưa, nhiều ngư dân sinh sống bằng nghề chài lưới trên sông Đồng Nai thường đi “săn” các loại cá đặc sản vào ban đêm. Cuộc hành trình của họ thường bắt đầu vào vào khoảng 5 giờ chiều và đi thâu đêm đến khoảng 4-5 giờ sáng hôm sau thì trở về để kịp bán mẻ cá tươi ngon cho các thương lái đợi sẵn trên bến. Các loại cá đặc sản khi đánh bắt được phần lớn các ngư dân đều có sẵn thùng chứa, máy sục khí để giữ cho cá sống, giá sẽ cao hơn nhiều so với cá đã chết.

Ông Đào Văn Quyết ở ấp 1, xã Phú Ngọc (huyện Định Quán), cho hay: “Tôi làm nghề đánh bắt thủy sản trên sông Đồng Nai đã gần 30 năm. Vào nửa đầu mùa mưa, một số loại cá đặc sản xuất hiện nên tôi thường giong thuyền tìm bắt. Hôm nào may mắn săn được nhiều cá đặc sản, số tiền kiếm được có khi bằng cả tuần đi đánh bắt ở những mùa khác”. Theo ông Quyết, có những hôm ông đánh bắt được cá leo vài chục kg/con. Giá cá leo lớn bán tại bến cho thương lái là 100-120 ngàn đồng/kg. Mắc nhất là cá chình, may mắn bắt được con chừng 4-5 kg/con, cầm chắc 2,5-3 triệu đồng. Cá chình sông loại lớn tại bến từ 600-650 ngàn đồng/kg. Kế đến là cá chạch, vào đầu mùa mưa có người săn được loại 2-3 con/kg, và nếu còn sống cá chạch giá khoảng 350 ngàn đồng/kg. Các loại cá đặc sản phần lớn được các nhà hàng tại TP.Biên Hòa, TP.Hồ Chí Minh đặt mua trước.

“Phần lớn những người có kinh nghiệm lâu năm mới biết cách đánh bắt được nhiều cá đặc sản. Do mỗi loại cá có đặc tính khác nhau, như: cá leo, cá lăng, cá chình vào đầu mùa mưa thường tìm về những nơi có dòng nước chảy xiết. Còn cá chạch, cá chốt, cá trèn lại chọn nơi nước yên bình trong eo, ngách của sông” - anh Nguyễn Trí, ngư dân làm nghề đánh bắt thủy sản trên sông Đồng Nai ở ấp 1, xã Phú Ngọc nói.

* Gian nan theo nghề

Nghề đánh bắt thủy sản trên sông Đồng Nai khá vất vả, hầu hết ngư dân phải thức đêm làm việc. Bởi ban đêm là lúc thời tiết mát mẻ, các loại cá rủ nhau đi kiếm ăn. Nghề “săn” cá đặc sản cũng tương tự như vậy. Người có thuyền lớn, kinh nghiệm nhiều thì chọn những vùng nước đầu nguồn đổ xuống mạnh để đánh bắt hoặc ra giữa những khúc sông sâu, rộng để buông lưới. Những hộ có thuyền nhỏ, sức khỏe yếu hoặc mới vào nghề chọn những khúc sông nước chảy êm đềm để đánh bắt.

Bà Phạm Thị Thà, ấp 1, xã Phú Ngọc cho hay: “Vào nửa đầu mùa mưa, đi đánh bắt thủy sản trên sông Đồng Nai, đặc biệt là đi săn cá đặc sản rất nguy hiểm. Những cá đặc sản lớn thường tìm về thượng nguồn nơi nước đổ về mạnh. Người không có kinh nghiệm, sức khỏe kém không may gặp mưa lớn, dông lốc rất khó chống đỡ”. Tuy nhiên, sự hấp dẫn từ các loài cá đặc sản rất lớn nên nhiều ngư dân vẫn ngược thuyền về thượng nguồn để mong cơ may “săn” được con cá chình, cá leo, cá lăng lớn... sẽ kiếm được vài triệu đồng/đêm. Theo một số ngư dân trên sông Đồng Nai, vào đầu mùa mưa thi thoảng có người bắt được con cá leo chàng bột, cá trắm sọc từ 50-60 kg/con.

Bà Trịnh Thúy Nhung, người chuyên mua bán cá đặc sản sông Đồng Nai khu vực Định Quán, chia sẻ: “Các loại cá chình, chạch, lăng, leo khi mua được của ngư dân tôi đều đóng vào các bao nước rồi bơm ô xy giữ cho sống rồi gửi xe ô tô đưa về TP.Biên Hòa, TP.Hồ Chí Minh cho các mối. Với những loại cá trên, càng to thì giá càng cao”. Ngoài các loại cá đặc sản, nửa đầu mùa trên sông Đồng Nai khu vực thượng nguồn còn xuất hiện tôm càng xanh. Nhưng loại thủy sản này ngày càng hiếm, song có những ngày có người đánh bắt được con tôm càng xanh nặng gần 1 kg/con.

Các loại cá đặc sản trên sông Đồng Nai không cần chế biến cầu kỳ nhưng vẫn thành món ăn rất ngon. Ví như cá lăng, cá chình, cá chạch, cá leo có thể nướng muối ớt, nấu lẩu măng chua. Cá chạch còn có thể kho với mắm nêm, dưa ăn với cơm cũng rất ngon miệng.

Báo Đồng Nai, 17/07/2015
Đăng ngày 18/07/2015
Hương Giang
Kinh tế

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 09:59 24/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:26 23/01/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 15:05 05/02/2025

Cá có ngủ không? Và những sự thật kỳ lạ dưới lòng đại dương

Nhắc đến giấc ngủ, chúng ta thường hình dung đến những trạng thái nghỉ ngơi tuyệt đối như nhắm mắt, nằm yên và thư giãn.

Cá
• 15:05 05/02/2025

Thuần hóa tôm giống

Trong quá trình nuôi tôm, bước thuần hóa tôm giống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn giúp tôm giống thích nghi với môi trường ao nuôi, hạn chế tối đa sốc môi trường và các rủi ro về sức khỏe. Nếu thực hiện tốt, việc thuần hóa sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh và giảm nguy cơ bệnh tật.

tôm giống
• 15:05 05/02/2025

Sự thật về rùa tai đỏ và lý do chúng bị cấm nuôi

Rùa tai đỏ là một trong những loài rùa cảnh được nuôi phổ biến tại Việt Nam. Với màu sắc bắt mắt và khả năng thích nghi tốt, nhiều người yêu thích và chọn nuôi chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng loài rùa này tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi trường và pháp lý. Liệu nuôi rùa tai đỏ có hợp pháp không? Chúng có gây hại gì không? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu kỹ tất tần tật về rùa tai đỏ trong bài viết dưới đây!

Rùa tai đỏ
• 15:05 05/02/2025

Phân biệt và lựa chọn tôm giống chất lượng cao

Trước nhu cầu con giống tăng và sự tràn lan của nhiều cơ sở nhỏ lẻ nhập khẩu tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp, giá rẻ để sản xuất giống thì việc chọn giống tốt, sạch bệnh được xem là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thành công của vụ nuôi.

Tôm giống
• 15:05 05/02/2025
Some text some message..