Ảnh hưởng của pH đến ao nuôi
Khi pH môi trường quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của tôm. Tác động chủ yếu của pH khi quá cao hay quá thấp là làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến làm rối loạn quá trình trao đổi muối - nước giữa cơ thể và môi trường ngoài. Nước với pH thấp thì có tính acid và ngược lại với pH cao thì có tính kiềm.
Nếu độ kiềm thấp, tôm dễ bị mềm vỏ, vỏ lột khó cứng, lâu cứng, tôm yếu và dễ chết.
Nếu kiềm cao, tôm khó lột, vỏ tôm khi lột xác khó tách ra khỏi cơ thể, tôm sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là chết.
Kiểm soát chất lượng nước
Chất lượng môi trường ao nuôi không ổn định sẽ ảnh huởng đến hoạt động trao đổi chất và tiến trình sinh lý khác của vật nuôi, làm gia tăng stress đối với vật nuôi dẫn đến dễ mẫn cảm với bệnh tật gây chết vật nuôi và làm chậm tăng trưởng, ảnh hưởng đến năng suất – sản lượng.
Đo pH thường xuyên để kiểm soát môi trường ao nuôi tôm
pH là một trong các yếu tố cơ bản ảnh hưởng chất lượng nước ao nuôi – pH hay Hydrogen tiềm năng phản ánh độ axit hoặc bazơ của dung dịch nước. Khoãng đo pH có giá trị từ 0 đến 14 và tùy theo giá trị đo pH dung dịch nước được gọi là trung tính, axit hay bazơ.
pH thấp nhất vào buổi sáng sớm, tăng lên vào buổi trưa và giảm thấp vào buổi tối.
Khoãng pH thích hợp cho nuôi trồng thủy sản là 6 đến 9, tối ưu là 7.5 đến 8.5.
- Nếu pH > 9.0, ammonium sẽ chuyển hóa thành ammonia độc và gia tăng các độc tố của tảo lam.
- Nếu Ph < 6.5, nước ao sẽ phóng thích kim loại nặng từ nền đáy gây ảnh hưởng vật nuôi
- Nếu 7.5 – 8.5, thích hợp cho nuôi thủy sản
pH phụ thuộc rất lớn vào quá trình quang hợp và hô hấp. Vì vậy, kiểm soát pH cần thông qua kiểm soát mật độ tảo trong ao và lượng CO2 tạo ra do quá trình hô hấp. Nước có pH thấp thì tảo kém phát triển, ngoài ra các loài động vật phù du làm thức ăn tôm cá thường phát triển tốt trong nước có pH hơi kiềm.
- Mật độ tảo càng cao thì biến động pH trong ngày càng lớn. Vì vậy cần kiểm soát mật độ tảo vừa phải. Kiểm soát được pH trong khoãng 7,8 đến 8,2 và biến động trong ngày của pH < 0,5 là tối ưu nhất.
- Lượng CO2 tạo ra do quá trình hô hấp phụ thuộc sinh lượng của sinh vật trong ao. pH càng thấp thì càng tăng tính hòa tan của CO2 trong nước, làm axit hóa nước.
Độ pH thấp nhất vào buổi sáng sớm, tăng lên vào buổi trưa và giảm thấp vào buổi tối
Ngoài ra, do pH dao động bởi nhiều yếu tố như: thời tiết, thổ nhưỡng, tảo và vi sinh vật… Do đó, việc chuẩn bị ao nuôi thích hợp trước mỗi mùa vụ là điều quan trọng.
- Trước khi nuôi, cần xây dựng ao nuôi tránh vùng bị nhiễm phèn tiềm tàng.
- Khi đào ao, không đào sâu quá (chạm đến vùng đất nhiễm phèn).
- Những ao thuộc vùng phèn không nên phơi ao quá khô dưới ánh nắng mặt trời.
- Ngoài giải pháp bón vôi và phơi ao, làm tăng độ thông thoáng, khoáng hóa lớp bùn đáy ao, có thể bón thêm phân. Trước khi lấy nước vào ao nuôi, dùng phân chuồng bón đáy ao. Lượng phân chuồng dùng khoảng 25 - 30 kg/100 m2 đáy ao.
Để biết được chính xác độ biến động trong mức cho phép của pH thì nên tiến hành đo pH 2 lần/ngày vào 6 giờ sáng và 14 giờ chiều.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc kiểm soát tốt pH chỉ có nếu ao nuôi được đầu tư đầy đủ hệ thống quạt nước, giúp khuấy đảo và cung cấp đủ ôxy. Về cơ bản, người nuôi cần phải dự báo tốt diễn biến của môi trường nước trong ao nuôi hoặc các thay đổi bất thường của thời tiết để có biện pháp can thiệp trước khi sự cố xảy ra hoặc can thiệp kịp thời khi chúng mới nảy sinh.