Kiểm soát khoáng trong nước giúp tối ưu hóa lượng thức ăn cho tôm

Thành phần và tỷ lệ ion trong nước có độ mặn thấp và công thức chế độ ăn là rất quan trọng đối với các chức năng sinh lý bình thường của họ tôm he.

Tôm thẻ chân trắng
Việc nuôi tôm thẻ chân trắng ở nơi có độ mặn thấp đối mặt với rất nhiều thách thức. Ảnh: Phibro

Khoáng chất có nhiều chức năng sinh lý và cần thiết trong việc duy trì áp suất thẩm thấu và điều chỉnh độ pH, hemolymph và nước tiểu. Chúng cũng là thành phần quan trọng của lớp vỏ, mô mềm, enzyme, vitamin, hormone, sắc tố, cần thiết cho sự co cơ và truyền các xung thần kinh. Thành phần ion nói chung có tác động lớn hơn đến sức khỏe của tôm so với độ mặn. Trong khi natri (Na) và kali (K) quan trọng đối với chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu, canxi (Ca) và magiê (Mg) rất quan trọng đối với quá trình lột xác và hình thành vỏ mới.

Việc nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) ở các vùng nước nội địa có độ mặn thấp phải đối mặt với một số thách thức. Thành phần ion của những vùng nước này thường thiếu một số khoáng chất quan trọng, bao gồm kali (K+) và magiê (Mg2+). Nồng độ Mg: Ca cần được duy trì ở tỷ lệ 3:1 để tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và sản lượng tốt hơn. Việc bổ sung các khoáng chất quan trọng bởi chúng có thể bị cạn kiệt do sự hấp thụ của đáy ao, sự rửa trôi, thoát nước của ao, hoặc bị pha loãng bởi lượng mưa lớn. Do đó, điều quan trọng là phải thường xuyên thực hiện phân tích hàm lượng và thành phần ion trước khi thả vào ao và trong suốt thời gian nuôi. Thành phần và tỷ lệ ion của nước nuôi có độ mặn thấp phải tương đương với nước biển đối với các chức năng sinh lý bình thường ở họ tôm he.

Tỷ lệ ion của natri trên kali (Na: K) và magiê trên canxi (Mg:Ca) đóng một vai trò quan trọng trong các chức năng sinh lý. Các tỷ lệ ion này dường như quan trọng hơn độ mặn tổng thể của nước, nếu không phù hợp có thể dẫn đến căng thẳng về áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng bất lợi đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Tỷ lệ Na:K và Mg:Ca tốt nhất nên tương ứng là 28:1 và 3,4:1 (tỷ lệ khối lượng được biểu thị bằng g/L hoặc mg/L). Tỷ lệ ion Ca:K, khoảng 1:1 trong nước biển, cũng nên được duy trì trong nước có độ mặn thấp. Tương tự, tỷ lệ Mg:Ca:K phải gần 3:1:1 (tỷ lệ khối lượng) và tỷ lệ Cl: Na: Mg gần với 14:8:1 (tỷ lệ khối lượng).

Khi các tỷ lệ ion này được duy trì, nước có độ mặn thấp sẽ thích hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng, miễn là mức canxi cao (> 30 mg/L) và độ kiềm trên 75 mg/L. Nước có độ mặn thấp có thể được bổ sung thêm kali và magiê để cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng trong đất liền.

Trong một nghiên cứu gần đây, các khoáng chất đa lượng và vi lượng quan trọng trong chế độ ăn của tôm sú (Penaeus monodon) đã được xác định. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng việc đưa canxi: phốt pho theo tỷ lệ 1:1, magiê, bo, mangan, selen và kẽm vào công thức chế độ ăn uống là rất quan trọng đối với sự tăng trưởng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn, tăng sinh khối và sử dụng chất dinh dưỡng. Các yêu cầu và số lượng khoáng chất đối với họ tôm he được trình bày ở bảng bên dưới.

bảng 1

Ngoài ra, một nghiên cứu khác đã mô tả thành phần ion và tỷ lệ của nước biển (34 ppt) so với tỷ lệ khoáng chất ở các vùng nước có độ mặn thấp hơn (5,1 ppt).

Người ta hiểu rằng tỷ lệ các khoáng chất thiết yếu trong nước có độ mặn thấp là rất quan trọng, và có một yêu cầu tối thiểu về nồng độ của một hoặc tất cả các khoáng chất đó. Ví dụ như tôm sẽ khó lột xác nếu tổng độ kiềm nhỏ hơn 50 mg/L (61 mg/L bicarbonate). Dưới đây là bảng mô tả các yếu tố để tính nồng độ tối thiểu của các ion quan trọng bằng cách nhân hệ số của ion với độ mặn (ppt) của nước có độ mặn thấp để thu được nồng độ tối thiểu của các ion đó, cụ thể là ở mức độ mặn thấp 5 ppt. 

bảng 3

Theo các điểm đã nêu ở trên, người nuôi tôm đặc biệt là những người nuôi tôm trong các hệ thống có độ mặn thấp nên đảm bảo rằng họ chọn chế độ ăn phù hợp với điều kiện nước nước nuôi đặc biệt là thành phần và hàm lượng các ion đa lượng và vi lượng. Điều này sẽ cải thiện sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm và tăng lợi nhuận của trang trại.

Nguồn:  Dr Allan Heres. How to optimize shrimp diets in low salinity aquaculture systems. The fish site, Articles, 15/12/2021

Đăng ngày 16/03/2022
Hồng Huyền @hong-huyen
Nuôi trồng

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 01:55 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 01:55 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 01:55 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 01:55 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 01:55 25/04/2024