Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ lặn bắt tôm hùm con

Để bắt được tôm hùm con, ngư dân ở Thừa Thiên Huế phải lặn sâu hơn 10 mét dưới biển cả giờ đồng hồ.

Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ lặn bắt tôm hùm con
Tôm hùm con được thương lái thu mua xuất bán vào Khánh Hòa. Ảnh: Võ Thạnh.

7h sáng hàng ngày, anh Nguyễn Văn Nghĩa (33 tuổi, thôn Phú Hải 1, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc) cùng với bốn ngư dân trong thôn mang theo mì tôm, vài chai nước ngọt lên thuyền bắt đầu chuyến đi lặn bắt tôm hùm con. 

Từ cảng Chân Mây, chiếc ghe dài khoảng 15m, rộng 2,5 m vượt sóng gần 30 phút để đến nơi đánh bắt.

Ngư dân xã Lộc Vĩnh ra khơi lặn bắt tôm hùm        

Chờ lúc nước biển trong, anh Nghĩa cùng bạn nghề chuẩn bị ống khí, quần áo người nhái để bắt đầu lặn. Họ mặc thêm áo mưa bên trong quần áo người nhái nhằm giữ ấm dưới đáy biển.

Sau khi buộc ống khí vào khoanh chì nặng hơn 10kg đeo vào bụng, anh Nghĩa cùng ba người trên thuyền lần lượt nhảy xuống biển.


Các ngư dân chuẩn bị đồ lặn trước khi nhảy xuống biển. Ảnh: Võ Thạnh.

Lặn sâu 10-15 mét

Ngồi trên thuyền hướng ánh mắt về các ống dẫn khí, anh Nguyễn Văn An (40 tuổi, thôn Phú Hải 1, người được giao nhiệm vụ lo máy nổ) cho biết, muốn bắt được tôm hùm thì phải lặn sâu 10-15 mét, vì vậy việc duy trì máy ống khí cung cấp cho người lặn rất quan trọng.

“Nhiều lúc anh em chui vào các hốc đá dưới đáy biển để tìm bắt tôm hùm, nếu máy nổ có sự cố đột ngột thì người trên thuyền phải quay máy thật nhanh để khởi động lại, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của bạn nghề. Khi không khắc phục được sự cố, thợ lặn sẽ giật dây ống khí để người trên thuyền biết kéo lên ngay” anh An nói.

Sau gần một tiếng lặn dưới đáy biển, anh Trần Minh Đông (27 tuổi, thôn Phú Hải 1) ngoi lên mặt nước với một chai đầy tôm hùm con. 

Anh Đông cho biết, từ tháng một đến tháng bảy âm lịch là thời gian họ đi lặn biển. Theo anh, tôm hùm thường trú trong các hốc đá, anh và bạn nghề phải lặn sâu, dùng tuốc nơ vít mang theo để moi tôm hùm ra rồi bỏ vào chai nhựa.

"Lặn một lúc, thấy tôm hùm đầy chai nhựa hoặc khu vực lặn không có tôm sinh sống thì ngoi lên mặt nước. Mỗi ngày, chúng tôi lặn tổng cộng khoảng 10 tiếng, ban ngày thì bắt tôm hùm con, ban đêm bắt con to”, anh Đông chia sẻ.

Kiếm tiền triệu mỗi ngày

Gần 20 năm đi biển, anh Nguyễn Văn Nghĩa cho hay nghề lặn bắt tôm hùm chỉ sơ ý một chút thì có thể bỏ mạng dưới đáy biển.

"Mấy năm trước, trong thôn có anh Hiền cũng hành nghề như chúng tôi. Trong một lần xuống biển, do gặp sự cố không kịp xử lý, khi được đưa lên thuyền thì người anh đã tím tái, không cử động được. Sau tai nạn  đó, anh Hiền bị liệt toàn thân", anh Nghĩa nói.


Anh Nghĩa trong một chuyến lặn bắt tôm hùm ban đêm. Ảnh: Võ Thạnh

Theo anh Nghĩa, tôm hùm con có nhiều loại, trong đó tôm hùm xanh được thương lái thu mua 40.000 đồng mỗi con, tôm hùm bông có giá cao nhất với 200.000 đồng mỗi con.

Gần nửa ngày quần thảo dưới đáy biển, các ngư dân trở lại bờ với hàng trăm con tôm hùm con trong các chai nhựa. Họ gọi cho thương lái đến đợi, thu mua ngay tại cảng Chân Mây. Mỗi chuyến đánh bắt, trung bình một ngư dân kiếm cả triệu đồng từ tiền bán tôm hùm con.

Ông Nguyễn Ngọc Chính (trưởng thôn Phú Hải 1, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc) cho biết toàn thôn có 300 hộ, trong đó 200 hộ làm nghề biển nhưng chỉ 15-20 người bắt tôm hùm.

Tôm hùm con được người dân trong thôn bán cho thương lái xuất vào Khánh Hòa, Phú Yên nuôi tiếp, chờ lớn bán cho nhà hàng. 

VnExpress
Đăng ngày 23/04/2018
Võ Thạnh
Đánh bắt

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Bình Định tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài

Đến nay, toàn tỉnh Bình Định có 4.789/5.328 tàu cá được cấp giấy phép khai thác thủy sản (KTTS), chiếm 90% số lượng tàu cá của tỉnh. Trong đó, có 874 tàu cá được cấp giấy phép KTTS vùng bờ, 707 tàu cá được cấp giấy phép KTTS vùng lộng và  3.208 tàu cá được cấp giấy phép KTTS vùng khơi.

Tàu Cá Việt Nam
• 11:24 21/12/2023

Bình Định: Phấn khởi khi tàu cá đầu tiên đã mang rác về bờ

Theo thông tin từ Ban Quản lý Cảng cá Bình Định cho biết, vào lúc 10 giờ sáng ngày 14.12, Đội thu gom rác thải nhựa từ tàu cá ( Cảng cá Quy Nhơn) đã tiếp nhận 8 kg rác thải nhựa từ tàu cá BĐ-99028-TS do ông Nguyễn Văn Luyến, ở phường Trần Phú, TP Quy Nhơn làm chủ mang về bờ, sau 16 ngày khai thác trên biển.

Rác thải
• 10:38 15/12/2023

Mới có 17,4% cơ sở nuôi tôm được cấp mã số nhận diện

Cục Thủy sản cho biết, kết quả cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ đến nay mới đạt 17,4%, dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

Ao tôm
• 09:32 19/03/2024

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 09:32 19/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 09:32 19/03/2024

Nguyên nhân xuất hiện từng loại khí độc trong ao tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước trong ao tôm là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Một trong những vấn đề thường gặp và gây ra nhiều lo ngại cho người nuôi là sự xuất hiện của các loại khí độc trong ao tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:32 19/03/2024

Sóc Trăng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước

Trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng nuôi tôm về tổng diện tích chỉ đứng thứ 4 nhưng diện tích thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước nên có sản lượng đứng thứ ba.

Ao tôm
• 09:32 19/03/2024