Kiên cường ra khơi

Bất chấp lệnh cấm ngang ngược từ phía Trung Quốc, những ngày này, ngư dân các tỉnh ven biển miền Trung vẫn chuẩn bị ra khơi đánh bắt. Với họ, lệnh cấm đánh bắt trên Biển Đông của Trung Quốc là vô giá trị bởi Biển Đông mãi luôn là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam, là vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam…

Những thế hệ ngư dân và tàu cá Lý Sơn lớp lớp bám biển, khai thác ngư trường truyền thống Hoàng Sa
Những thế hệ ngư dân và tàu cá Lý Sơn lớp lớp bám biển, khai thác ngư trường truyền thống Hoàng Sa

Tại các cảng cá khu vực miền Trung như: Hòn Rớ, TP. Nha Trang (Khánh Hòa), Tam Quan, Quy Nhơn (Bình Định), Sa Huỳnh, Sa Kỳ (Quảng Ngãi), Thọ Quang (Đà Nẵng)… ngư dân miền Trung tiếp tục chuẩn bị cho các chuyến ra khơi.

TP. Đà Nẵng hiện có gần 200 tàu cá thường xuyên đi đánh bắt ở các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Phó Chủ tịch Hội Nghề cá TP. Đà Nẵng Trần Văn Lĩnh cho rằng: Ngư dân Đà Nẵng không bao giờ bỏ ngư trường truyền thống trên lãnh thổ Việt Nam.

“Tôi kịch liệt lên án và phản đối. Chúng tôi những ngư dân Việt Nam cứ tiếp tục đánh bắt trên vùng biển của vùng biển của Việt Nam. Lệnh cấm của Trung Quốc, chúng tôi cho rằng không có hiệu lực”, ông Lĩnh khẳng định.         

Chủ tàu cá QNg 98206 Nguyễn Văn Hồng lên tiếng: “Tui phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt trên biển Đông. Vùng biển của tui thì tui đánh chứ đâu có xâm phạm vùng biển của Trung Quốc đâu mà họ cấm”.

Vừa từ ngư trường Hoàng Sa trở về cập cảng Thọ Quang, TP. Đà Nẵng, ngư dân Phan Văn Nông, Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi cho biết: Gần đây tàu Trung Quốc cứ thấy tàu cá của Việt Nam là xua đuổi, nhưng đội tàu của anh gồm 7 chiếc hành nghề giã cào vẫn bám biển đánh bắt 15 ngày, thu nhập 200 triệu đồng/tàu, và bây giờ lại chuẩn bị ra khơi.

Còn tại Khánh Hòa, trước việc 32 tàu cá của Trung Quốc đến khu vực quần đảo Trường Sa khai thác hải sản trái phép; ngư dân tỉnh Khánh Hòa tiếp tục đoàn kết, cùng nhau bám biển vươn khơi, đánh cá trên vùng biển chủ quyền Việt Nam.

Toàn tỉnh Khánh Hòa hiện có gần 1.000 tàu đánh bắt xa bờ, liên kết thành gần 200 tổ, đội. Nhiều tàu đã liên kết thành lập các ngư đội như: Trường Sa Lớn, Sinh Tồn, Song Tử Tây…

Ngư đội trưởng Ngư đội Trường Sa Lớn, Mai Thành Phúc, chủ tàu KH 91539 cho biết, các tàu trong ngư đội liên kết với nhau và cùng với nhiều ngư đội khác bám biển vươn khơi. Ông Phúc chia sẻ, mình đi đây có tổ đội, khi có hành động gì thì sẽ liên lạc với tổ đội mình, sẵn sàng hỗ trợ với nhau.

Dù gặp nhiều rủi ro trên biển nhưng hơn 40.000 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi vẫn ngày đêm “cưỡi sóng”, bám biển Hoàng Sa, Trường Sa.

Hơn 20 năm gắn bó với biển, ngư dân Trần Văn Tiết ở Nghĩa An, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi, không thể nhớ hết những tai nạn, sự cố khi đang đánh bắt trên biển. Đi biển là chấp nhận đối mặt với rủi ro, bất trắc nên anh Tiết cùng với những bạn của mình sẵn sàng tự cứu mình và giúp đỡ các ngư dân gặp nạn.

Tuổi cao sức yếu, ngư dân Nguyễn Quốc Chinh không thể vẫy vùng với sóng nước như thời trai trẻ, nhưng ông vẫn không rời biển. Là Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá An Hải, huyện Lý Sơn, ông giữ vai trò đầu mối kết nối thông tin từ đất liền với tàu thuyền trên biển và tiếp nhận, xử lý những thông tin từ các tàu cá báo về. Với những thành tích trên, ông Chinh được UBND tỉnh Quảng Ngãi khen tặng vì có thành tích tiêu biểu trong làm kinh tế biển và tích cực tham gia công tác cứu hộ cứu nạn trên biển. 

Ngư dân Nguyễn Quốc Chinh chia sẻ: “Nhận được sự khen tặng của Nhà nước là vinh dự, điều này cũng thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với ngư dân. Từ đấy mình tự suy nghĩ là phải cố gắng hết sức mình để tiếp tục phấn đấu và có nhiều thành tích cao hơn nữa, góp phần cùng ngư dân hoàn thành trách nhiệm, sứ mệnh là vươn khơi khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”.

Ngư dân tỉnh Quảng Ngãi không bao giờ bỏ biển, không rời Hoàng Sa, Trường Sa - những ngư trường mà hàng trăm năm trước cha ông họ đã đổ xương, máu để cắm mốc và khẳng định chủ quyền. Nơi đó, giờ đây được xem là mảnh vườn, là ao cá của ngư dân. Và cũng chính những ngư trường này đã giúp họ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ngư dân Lê Khởi ở An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, quả quyết: Bản thân tôi cũng như toàn bộ bạn lái trên tàu đều quyết tâm bằng mọi giá phải bám biển Hoàng Sa. Đó là để mưu sinh nuôi sống gia đình và cũng là bám biển để khẳng định chủ quyền của Tổ quốc.

Từng đoàn tàu đánh cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi ngày ngày nối đuôi nhau vươn khơi, bám biển, chia nhau những mẻ cá nặng trĩu, cùng giúp nhau khi hoạn nạn, thiên tai. Tinh thần đoàn kết ấy đang là sức mạnh, là niềm tin thôi thúc ngư dân Quảng Ngãi “cưỡi sóng” ra Hoàng Sa, Trường Sa để mưu sinh và khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Chúc mừng ngư dân Việt Nam đã đoàn kết lại để chống sự xâm lược của Trung Quốc. Đất nước ta tuy nhỏ nhưng mỗi con người, mỗi ý chí thì dù trăm binh ngàn mã, giặc cũng không chiếm được Trường sa và Hoàng sa.

Rất mong các cơ quan chức năng tăng cường hỗ trợ nhiều hơn cho ngư dân cũng như cư dân vùng biên để bà con bám đất bám biển. Ta có nhiều dân ở vùng biên vùng biển của mình thì chắc chắn bờ cõi được giữ vững. Tinh thần yêu nước và lòng dũng cảm của dân ta từ xưa đến nay bọn xâm lược đã biết rõ rồi, làm sao chúng có thể dám lấn tới khi ta thường xuyên có mặt trên từng tấc đất, ngọn sóng.

“Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Trần Công Trục cho rằng, việc Trung Quốc ra quyết định cấm đánh bắt cá ở biển Đông là không có giá trị. Chính quyền địa phương các tỉnh miền Trung nên hỗ trợ ngư dân về thông tin và giúp đỡ bà con khi ra khơi.”

 

Thanh Tra
Đăng ngày 27/05/2013
trang quỳnh
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 00:47 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 00:47 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 00:47 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:47 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 00:47 22/12/2024
Some text some message..