Kiên Giang cạn dần nguồn thủy sản

Hiện nay, nguồn lợi thủy sản trên vùng biển Kiên Giang đã giảm rất rõ. Theo đó, tỷ lệ cá tạp trong một mẻ lưới chiếm tới 30%-40%, một số loài hải sản có giá trị kinh tế như cá thu, tôm thẻ… trở nên khan hiếm. Điều đó cho thấy việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản đang là vấn đề bức bách.

tau ca cong suat nho
Kiên Giang có nhiều tàu cá công suất nhỏ

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, hiện toàn tỉnh có khoảng 10.322 tàu thuyền làm nghề khai thác thủy sản, trong đó nghề lưới kéo 3.213 chiếc, sản lượng khai thác nghề lưới kéo chiếm khoảng 80% tổng sản lượng khai thác toàn tỉnh. Cũng chính lực lượng đội tàu hành nghề lưới kéo (kéo đôi và kéo đơn) là nguyên nhân dẫn đến suy giảm nguồn lợi thủy sản. Do mật độ tàu thuyền tập trung đánh bắt gần bờ cao, cạnh tranh khai thác và dùng công cụ mang tính hủy diệt, như cào bay, xung điện… đã làm cho ngư trường biển bị hủy diệt thảm hại.

Nếu như năm 2005, tổng số tàu đánh bắt hải sản trên địa bàn Kiên Giang là 7.700 chiếc, với tổng công suất 1.170.446CV, đạt tổng sản lượng khai thác 305.565 tấn; đến năm 2010 tăng lên 11.904 chiếc, tổng công suất cũng tăng lên 1.425.733CV, nhưng tổng sản lượng chỉ đạt 375.687 tấn; năm 2015 số tàu giảm còn 10.322 chiếc, nhưng tổng công suất tăng lên 2.077.887CV, tổng sản lượng khai thác đạt gần 494.000 tấn. So sánh con số như vậy cho thấy, năng suất khai thác mỗi tấn/CV đã giảm rõ rệt. Nếu năm 2005 là 0,26; năm 2010 dù số lượng tàu tăng nhưng chỉ đạt trung bình 0,26 tấn/CV; đến năm 2015 số công suất tàu đánh bắt tăng, nhưng giảm còn 0,24 tấn/CV.

Việc gia tăng cường lực khai thác hiện nay, đặc biệt là sự mất cân đối giữa hai lực lượng khai thác ven bờ và xa bờ. Trong tương lai, nguồn lợi thủy sản ở vùng biển Kiên Giang, nhất là nhóm cá nổi, cá tầng đáy… có nguy cơ biến mất. Nhiều hệ sinh thái tiêu biểu là nơi cư trú cung cấp dinh dưỡng, bãi sinh sản cho các loài thủy sản đang bị phá hủy và đe dọa.

Theo đánh giá của ngành chuyên môn Kiên Giang, chính do sự mất cân đối của khai thác gần bờ và xa bờ, nguồn lợi vùng ven bờ ở độ sâu dưới 30m nước trở vào đã bị khai thác quá giới hạn cho phép; năng suất khai thác một số nghề chính cũng giảm; tỷ lệ thủy sản chưa trưởng thành lẫn trong một mẻ lưới vượt giới hạn cho phép. Trong khi đó, việc quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển gặp nhiều khó khăn; lực lượng khai thác ven bờ hiện nay phát triển quá mức. Một số ngư dân bất chấp quy định, không đăng ký, đăng kiểm; sử dụng phương tiện khai thác theo tính hủy diệt mà không quan tâm đến lợi ích chung…

Ông Dương Xuân Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Kiên Giang cho biết, tính đến tháng 7-2016, đơn vị đã tổ chức 33 cuộc kiểm tra trên biển, qua đó phát hiện 880 phương tiện sử dụng các loại công cụ không đúng theo quy định, như khai thác thủy sản kích thước nhỏ, khu vực cấm, nghề cấm, sử dụng điện, sai tuyến... các ngành chức năng đã xử phạt trên 13,5 tỷ đồng. Trong đó, số hộ vi phạm việc dùng cào bay trong vùng cấm khai thác là 534 trường hợp. Đáng lo ngại, khi nhiều ngư dân vi phạm có hành động chống đối lại lực lượng chức năng. Đỉnh điểm là tình trạng bắt giữ người trái pháp luật diễn ra tại vùng biển huyện An Minh vào tháng 7-2016.

Để tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở. Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, do không nắm bắt được từ cơ sở, nên khi tàu đánh bắt gần bờ xong thì họ kéo nhau đi; từ đó không thể xác định được tàu nào vi phạm để xử phạt. Vì vậy, lực lượng kiểm ngư và Biên phòng là chủ chốt, nên bố trí phương tiện tuần tra, kiểm soát để các tàu đánh bắt hải sản hoạt động đúng qui định. Tới đây, ngành nông nghiệp thành lập trạm kiểm ngư ở huyện Kiên Hải; xác định lại tọa độ cho từng vùng khai thác phù hợp; xác định ranh giới các huyện trên vùng biển để khi xảy ra tình trạng đánh bắt trong vùng cấm, có biện pháp cứng rắn với các chủ tàu.

Bên cạnh đó, tiến hành khảo sát toàn vùng biển Kiên Giang về các loại hình khai thác, đánh bắt hiện nay; phân định lại từng vùng đánh bắt cho từng loại nghề. Cùng với đó giảm dần tàu công suất nhỏ đánh bắt ven bờ và nghề lưới cào gây tổn hại nguồn lợi thủy sản; phối hợp điều tra xử lý nghiêm phân lô, bán nền trên mặt nước biển; bám biển tuần tra, kiểm soát để ngăn chặn kịp thời các vụ tranh chấp, xung đột trên biển…

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 03/09/2016
Đăng ngày 04/09/2016
Vĩnh Thuận
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 09:50 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 09:50 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:50 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:50 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 09:50 28/11/2024
Some text some message..