Kiên Giang: Chỉ trong 2 tuần vừa qua hơn 4.000ha tôm nuôi bị thiệt hại

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Kiên Giang, chỉ trong hơn 2 tuần vừa qua đã có hơn 4.000ha tôm nuôi bị thiệt hại, nâng tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại trên toàn tỉnh từ đầu vụ đến nay hơn 7.350ha, với trên 400 ổ dịch bệnh phát sinh ở 103 ấp, 32 xã, 9 huyện.

Kiên Giang: Chỉ trong 2 tuần vừa qua hơn 4.000ha tôm nuôi bị thiệt hại
Ảnh: Internet

Tỉnh Kiên Giang khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh trên tôm nuôi đang diễn biến phức tạp tại những vùng sản xuất trọng điểm, gây thiệt hại cho nông dân. 

Các bệnh gây hại tôm nuôi, gồm đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, bệnh còi, bệnh phân trắng và sốc môi trường, tập trung nhiều ở các huyện vùng sản xuất U Minh Thượng là An Minh, An Biên và U Minh Thượng. 

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang Hoàng Văn Tuấn cho biết, bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính và nhất là tác động tiêu cực của nắng nóng, mưa đầu mùa đã gây thiệt hại hàng nghìn hécta tôm nuôi, tập trung ở hình thức nuôi tôm - lúa của vùng U Minh Thượng, ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất và đời sống người dân. 

Trong thời gian tới, với điều kiện môi trường bất lợi như hiện nay, diễn biến phức tạp kéo theo nguy cơ phát sinh dịch bệnh luôn tiềm ẩn gây hại tôm nuôi ở mức cao và trên diện rộng. Vì vậy, cần thực hiện khẩn trương các biện pháp cấp bách, chủ động phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên tôm nuôi để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại trong nuôi tôm có thể xảy ra. 

Trước mắt, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kiên Giang xuất cấp miễn phí hóa chất sát trùng Chlorine cho hộ nuôi có tôm bị bệnh để kịp thời bao vây, xử lý ổ dịch, ngăn chặn lây lan. Hướng dẫn kỹ thuật cho bà con xử lý diện tích tôm nuôi bị thiệt hại đúng quy định và tái đầu tư sản xuất. 

Chi cục phối hợp với các địa phương theo dõi, cập nhật, kiểm soát chặt chẽ tình hình phát triển nuôi tôm, tôm nuôi bị bệnh, quan trắc môi trường, nguồn nước và dịch bệnh,… để kịp thời đề ra biện pháp ứng phó, phòng chống hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại. 

Thạc sỹ Phù Vĩnh Thái (Chi cục Thủy sản Kiên Giang) cho hay, theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, thời gian tới, ảnh hưởng của thời tiết, nhất là tình trạng nắng nóng gay gắt và xuất hiện mưa đầu mùa sẽ làm cho môi trường ao nuôi biến động xấu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và làm tôm nuôi dễ bộc phát bệnh. 

Vì vậy, người nuôi tôm áp dụng đồng bộ các giải pháp về quản lý, chăm sóc ao nuôi tôm như quản lý môi trường nước, hàng ngày đo các thông số môi trường, nhất là pH, oxy, nhiệt độ, độ kiềm,… để xử lý kịp thời, luôn giữ mực nước hợp lý, sử dụng vôi nông nghiệp ổn định chất lượng nước, định kỳ dùng chế phẩm sinh học hỗ trợ phân hủy chất đáy, giải phóng khí độc, tạo môi trường sạch cho tôm sinh sống và phát triển. 

Đồng thời, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng phát triển trong từng giai đoạn của tôm; rào chắn xung quanh khu nuôi ngăn chặn vật truyền bệnh trung gian xâm nhập; nước lấy vào ao nuôi phải qua giai đoạn lọc, lắng và sát trùng kỹ lưỡng; con giống thả nuôi đạt chất lượng, đảm bảo sạch bệnh; thức ăn, chất mang vào ao nuôi không mang mầm bệnh; định kỳ sát trùng nước ao nuôi để tiêu diệt mầm bệnh cơ hội,… 

Cùng với đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang và các địa phương trong tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp chủ động thực hiện công văn cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh đốm trắng (WSSV) và hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm của Tổng cục Thủy sản. 

Năm 2018, tỉnh Kiên Giang có kế hoạch thả nuôi tôm nước lợ 123.000ha, sản lượng 69.000 tấn. Đến thời điểm này, các địa phương đã thả nuôi 118.500ha; trong đó, tôm nuôi công nghiệp-bán công nghiệp hơn 1.760ha; tôm- lúa 91.250ha, diện tích còn lại nuôi tôm quảng canh cải tiến. Sản lượng thu hoạch tôm gần 30.000 tấn, đạt 42,8% kế hoạch, tăng 36,3% so cùng kỳ.

TTXVN
Đăng ngày 06/06/2018
Lê Huy Hải
Dịch bệnh

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

Tôm đứt râu
• 09:32 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 10:29 30/09/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 02:56 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:56 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 02:56 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 02:56 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 02:56 06/11/2024
Some text some message..