Kiên Giang: Hướng mạnh ra biển, làm giàu từ biển

Tờ mờ sáng tại bến tàu Hòn Ngang (thuộc ấp An Phú, xã Nam Du, huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang), hàng chục chiếc ghe đã sẵn sàng trực chỉ chở người và một số loại hàng hóa cung cấp cho hàng trăm bè nuôi cá trên biển cách đó chừng 4-5 hải lý.

kinh tế biển
Kiên Giang tập trung phát triển kinh tế biển.

Ngồi trên ghe lắc lư theo nhịp sóng biển chừng khoảng 15 phút đã thấy thấp thoáng những bè nuôi cá hiện ra như một thị trấn thu nhỏ giữa biển Nam Du.

Khung cảnh buổi sáng trên biển tấp nập ghe thuyền tới lui nhộn nhịp. Người lo chuyển cá tạp làm thức ăn cho cá nuôi lên bè, người lo gọi thợ sửa máy bơm, kêu "bạn" (nhân công) vá lưới...

Làng "triệu phú trên biển"

Ông Lê Văn Phụng (44 tuổi, quê ở Sóc Trăng), qua Hòn Mấu (Nam Du, Kiên Hải) nuôi cá khoảng hơn 10 năm cho biết mỗi lồng nuôi có thể tích khoảng 64m3, cứ 4 lồng kết lại thành 1 nhà bè, chủ yếu nuôi 2 loại cá bớp và cá bống mú.

Cá bống mú lại chia ra nhiều loại, đắt tiền nhất là cá mú sao, còn phổ biến là cá mú trân châu (sử dụng con giống nhập của Đài Loan). Nếu như cá bớp khá dễ nuôi, ít bệnh, tỉ lệ hao hụt thấp, thì cá bống mú lại khá đỏng đảnh, đòi hỏi phải dày công chăm sóc, nếu không sẽ trắng tay.

Thời gian thả nuôi cả 2 loại cá bớp, cá mú khá tương đồng, kéo dài từ 10-12 tháng sẽ cho thu hoạch. Giá cá giống dao động rất lớn từ 7.000-17.000 đồng/con tùy thời điểm. Cá mú bán tại bè hiện tại dao động khoảng 200.000 đồng/kg (cá mú thường) tới trên dưới 400.000 đồng/kg (cá mú sao, mú cọp).

Ông Phạm Văn Lưu (64 tuổi, quê ở Quảng Bình), chủ bè cá gần khu bè của ông Phụng, cho hay những chủ bè còn bám trụ lại được tới hôm nay đều thuộc hạng "cứng cựa". Đã lăn lóc trải qua mấy bận thất bát, thậm chí có lúc trắng tay phải bán nhà, bán đất để cứu bè cá.

"Mỗi lồng cá thả nuôi khoảng 700 con cá giống, nếu sau 12 tháng thả nuôi mà tỉ lệ hao hụt với cá bớp khoảng chừng 10%, cá mú chừng 20% thì chủ bè có thể thu lãi trên 100 triệu đồng. Nói làng tỉ phú trên biển là nói quá đi, nhưng nói làng triệu phú trên biển thì có thể đúng với thực tế hơn" - ông Lưu cười nói.

Không chỉ nghề nuôi lồng bè phát triển ở quần đảo Nam Du (3 xã: An Sơn, Nam Du và Lại Sơn) mà thời gian gần đây tỉnh Kiên Giang còn thử nghiệm nuôi thành công một số loài mới như: cá khế vây vàng, cá bè cụp, cá bè vẩu, cá háo... mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, tôm hùm cũng đang được thử nghiệm nuôi tại một số xã đảo.

Hiện tại, các xã đảo thuộc các huyện: Kiên Hải, Phú Quốc, Kiên Lương và thành phố Hà Tiên có khoảng 4.500 lồng bè nuôi cá, sản lượng cá thương phẩm năm 2019 trên 3.550 tấn, dự kiến năm 2020 hơn 4.300 tấn.

Riêng tại đảo Phú Quốc, vài năm gần đây còn có Công ty Trấn Phú áp dụng công nghệ lồng Na Uy (lồng tròn, vật liệu HDPE, đường kính 30m) về nuôi cá chim, cá hồng mỹ... Công suất thiết kế 1.500 tấn cá biển thương phẩm/năm.

Sử dụng con giống nhân tạo chất lượng cao, thức ăn công nghiệp, sản phẩm thu hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường EU, Mỹ.

Tới "làng triệu phú ven bờ"

Nếu như nghề nuôi cá lồng bè trên mặt biển, thì ven bờ biển chạy dài hơn 45km của tỉnh Kiên Giang từ huyện An Biên tới hết địa phận huyện An Minh giáp với tỉnh Cà Mau bà con lại nuôi sò huyết ven bờ.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, diện tích nuôi sò huyết (ngoài ra còn có sò lông, nghêu, sò điệp) ở An Biên, An Minh lên tới hơn 4.000ha. Đây là mô hình làm ăn cho hiệu quả cao, tỉ lệ lợi nhuận thường lên tới 50%, đầu ra luôn ổn định vì nhu cầu tiêu dùng nội địa lớn.

Ông Huỳnh Thanh Còi - ngụ ấp Ba Biển, xã Nam Thái (An Biên) - cho biết nghề này chỉ cần bỏ chi phí mua sò giống từ 7-12 triệu đồng/kg tùy theo năm rồi bỏ công canh giữ cho tới lúc thu hoạch. Thường ngư dân thả sò giống trong thời gian từ tháng 3 tới tháng 5, sau khoảng 11-12 tháng sẽ thu hoạch sò.

Hiện tại, giá sò huyết bán tại bãi lên tới khoảng 125.000 đồng/kg. "Thời gian đầu người nuôi sò lao đao bởi thiếu kinh nghiệm, thu hoạch xong lỗ vốn. Lúc trúng đậm thì rộ lên nạn cào sò, mà thực chất như đi ăn cướp, nay thì hết rồi, người nuôi đã yên tâm nhiều" - ông Còi tâm sự.

Ông Đỗ Thanh Bình, chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, nhận định đẩy mạnh nuôi biển, giảm khai thác từ biển là hướng đi đúng, rất phù hợp với bối cảnh nguồn tài nguyên biển đang cạn kiệt dần do đánh bắt quá mức trong nhiều năm qua.

"Theo số liệu thống kê, từ năm 2015 đến nay diện tích nuôi trồng thủy sản của Kiên Giang tăng liên tục: năm 2017 là 240.630ha, năm 2018 là 245.000ha, năm 2019 là 246.000ha, năm 2020 khoảng 247.000ha.

Nuôi trồng thủy sản đã góp phần tăng giá trị sản xuất, tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Kiên Giang, giúp nông dân giảm nghèo, vươn lên làm giàu, cải thiện cuộc sống" - ông Bình cho hay.

Tuổi Trẻ
Đăng ngày 16/10/2020
Khoa Nam
Nuôi trồng

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:00 26/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 09:41 24/01/2025

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 10:20 23/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:11 21/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:00 27/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 10:00 27/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 10:00 27/01/2025

Không khí nhộn nhịp ở các cảng cá dịp tết Nguyên Đán

Vào những ngày cận kề Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các cảng cá, đặc biệt là cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà, TP Đà Nẵng), trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm các ngư dân miền Trung và các tiểu thương bận rộn với công việc đánh bắt và tiêu thụ hải sản phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết.

Chợ hải sản
• 10:00 27/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 10:00 27/01/2025
Some text some message..