Kiên Giang thiệt hại hơn 1.800ha tôm nuôi

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, từ đầu năm đến nay, tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh hơn 1.820 ha.

tôm thẻ chân trắng
Diện tích tôm thiệt hại ở Kiên Giang tính từ đầu năm đến nay lên đến 1.800ha.

Đáng chú ý, có khoảng 1.538 ha bị thiệt hại do sốc môi trường; trong đó, riêng tháng 5, có hơn 1.330 ha bị thiệt hại. 

Theo đó, nắng nóng gay gắt, độ mặn và nhiệt độ cao, biên độ dao động độ pH lớn trong ngày lớn đã gây bất lợi, ảnh hưởng đến tôm nuôi. 

Cùng với đó, nhiều vùng sản xuất đã xuất hiện mưa trái mùa vào buổi chiều tối làm biến động đột ngột các yếu tố môi trường trong ao, gây sốc cho tôm. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển gây thiệt hại tôm nuôi. 

Trên địa bàn tỉnh đang vào đầu mùa mưa với nhiều những cơn mưa lớn, kéo dài có thể gây biến động bất lợi tới các yếu tố môi trường trong ao, cảnh báo nguy cơ xảy ra thiệt hại vùng nuôi tôm trong thời gian tới rất cao.

Để bảo vệ vùng nuôi tôm, ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang đã cấp 27.820 kg hóa chất sát trùng chlorine cho hơn 100 hộ nuôi để khử trùng; khuyến cáo người nuôi tôm cập nhật kết quả quan trắc môi trường, cảnh bảo môi trường của ngành chức năng về chất lượng nước để lấy nước có chất lượng tốt vào ao nuôi.

Ngành thủy sản cũng phối hợp với các địa phương vùng nuôi tôm tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến ngư; hướng dẫn nông dân kỹ thuật nuôi tôm, phòng trừ dịch bệnh gây hại theo hướng an toàn, bền vững và hiệu quả.

Mặt khác, kiểm tra, kiểm soát chặt tình hình nuôi tôm trên địa bàn để kịp thời phát hiện, xử lý nhanh những dấu hiệu bất thường; kiểm tra các yếu tố môi trường để điều chỉnh cho thích hợp cũng như hỗ trợ hóa chất xử lý triệt để các ổ bệnh dịch, không để lây lan trên diện rộng.

Về phía ngành chức năng duy trì thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường định kỳ tại các điểm cấp nước đầu nguồn cho các vùng nuôi tôm để khuyến cáo, cảnh báo giúp nông dân chủ động sản xuất.

5 tháng đầu năm nay, tỉnh Kiên Giang thả tôm nuôi nước lợ trên 127.000 ha, đạt hơn 93% kế hoạch, gồm: Nuôi công nghiệp, quảng canh - quảng canh cải tiến và tôm - lúa. Đến nay, sản lượng thu hoạch hơn 36.850 tấn, đạt 37,6% kế hoạch, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2020.

TTXVN
Đăng ngày 02/06/2021
Lê Duy Hải
Dịch bệnh

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 18:41 17/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 18:41 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 18:41 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 18:41 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 18:41 17/11/2024
Some text some message..