Kiên Giang xuất hiện hiện tượng thủy triều đỏ

Thủy triều đỏ vừa xảy ra ở xã Thổ Châu, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là hiện tượng chưa từng xuất hiện trong hơn 30 năm qua.

Thủy triều đỏ
Đây là hiện tượng chưa từng có trong hơn 30 năm qua. Ảnh: vov.vn

Ngày 13-6, một lãnh đạo xã Thổ Châu (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), xác nhận trên địa bàn xã đang xuất hiện hiện tượng nước biển chuyển màu đỏ. Cụ thể, trưa 12-6, tại khu vực bãi Mun (phía Tây Nam xã đảo Thổ Châu), người dân phát hiện có hiện tượng nước biển chuyển từ màu xanh sang màu đỏ. Ban đầu hiện tượng này xảy ra trên diện tích khoảng 200-300 m2, nhưng sau đó lan rộng hơn 1.000 m2. Theo người dân địa phương, đây là hiện tượng chưa từng có trong hơn 30 năm qua, kể từ ngày tái lập xã đảo Thổ Châu đến nay. Cũng theo người dân địa phương, chỉ sau thời gian ngắn xuất hiện hiện tượng thủy triều đỏ, trên địa bàn đã ghi nhận một số loại cá nhỏ chết, xác trôi dạt lên bờ. 

Hiện tượng thủy triều đỏ (Red Tides), còn gọi là tảo nở hoa (Harmful Algal Blooms), xuất hiện khi lượng tảo sinh sản với số lượng lớn trong nước, dẫn đến làm mất màu vùng nước ven biển. Về hậu quả, tùy thuộc vào từng loại tảo khác nhau, hiện tượng thủy triều đỏ có thể sản sinh ra những độc tố nhiều hay ít. Từ đó, làm suy giảm oxi trong nước và có thể làm cho các loài sinh vật biển, các loài cá... chết hàng loạt. Hiện tượng thủy triều đỏ thường xảy ra trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm ở nhiều vùng biển của Việt Nam và thế giới. Trong môi trường thuận lợi, một số loại tảo độc trong nước biển sẽ phát triển nhanh và hình thành thủy triều đỏ.  

Một số loài tảo giáp gây ra hiện tượng thủy triều đỏ như loài Karenia brevis, Alexandrium FundyenseAlexandrium Catenella. Loài Karenia brevis thường tồn tại khoảng 1.000 tế bào/ lít. Mỗi tế bào dài khoảng 20 - 45 micromet. Cơ thể của nó có phần roi ở 2 bên, có tác dụng đẩy và di chuyển trong nước. Loài tảo biển này phát triển mạnh ở nơi có độ mặn cao. Nó cũng là tác nhân chính tiết ra độc tố mang tên: brevetoxins - có thể giết chết các loài cá, động vật sống trong nước.

Thủy triều đỏYếu tố khác như lượng bụi giàu sắt đến từ các vùng sa mạc rộng lớn. Ảnh: nhandan.vn

Độc tố này hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người với việc gây ra kích thích mạnh ở các cơ quan hô hấp. Những người không may ăn phải các loài cá nhiễm độc brevetoxins có thể phải chịu đựng các triệu chứng như khó thở, nôn mửa, ho, hắt hơi, chảy nước mắt... Một số ngành tảo khác cũng gây hiện tượng tảo nở hoa, kể cả các giống loài tảo ở cửa sông, biển hoặc nước ngọt tích tụ nhiều sẽ sinh ra hiện tượng này. Chứng sẽ khiến mặt nước đục hoặc chuyển sang màu hồng, xám, tím, đỏ, đen hoặc xanh. Vì thế mới có những cái tên như: thủy triều đen, thủy triều xanh... Nhưng nhìn chung, nó không hề liên quan đến hoạt động của thủy triều, vì vậy các nhà khoa học thường thích dùng cái tên tảo nở hoa để mô tả hiện tượng này hơn. 

Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân dẫn đến thủy triều đỏ như: Hàm lượng oxy trong nước bị giảm nhanh chóng. Hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu chúng gặp phải một điều kiện thuận lợi như nhiệt độ tăng cao đột ngột. Hay sự trao đổi nước kém, điều kiện dinh dưỡng trong môi trường tăng đột biến. Yếu tố khác như lượng bụi giàu sắt đến từ các vùng sa mạc rộng lớn. Ví dụ như sa mạc Sahara được cho là một trong những nguyên nhân gây ra thủy triều đỏ.

Một số lần nó xảy ra ở Thái Bình Dương có liên quan đến biến đổi khí hậu quy mô lớn, như El Nino. Sự xuất hiện của thủy triều đỏ ở một số địa điểm dường như hoàn toàn tự nhiên, do sự chuyển động của các dòng hải lưu nhất định. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể do phú dưỡng hóa nguồn nước (thải quá nhiều vào nước chất dinh dưỡng như nitrat hay phốt phát từ hoạt động nông nghiệp hay hiện tượng nước trồi) dòng nước lạnh đặc và nhiều dinh dưỡng di chuyển từ phía sâu lên bề mặt đại dương, thay thế dòng nước nóng hơn. 

Đăng ngày 24/06/2024
Hồng Huyền @hong-huyen
Lạ

Những biệt tài của “quý cô” cá dơi môi đỏ

Có lẽ trong chúng ta không ít người ngờ rằng dưới thế giới đại dương lại có một sinh vật biển có tính cách điệu đà và vẻ ngoài nổi bần bật như loài cá sở hữu đôi môi đỏ như tô son dưới đây.

Cá dơi môi đỏ
• 09:29 16/09/2024

Hốt bạc từ lộc của biển trao tặng người dân

Hằng năm, hàng ngàn tấn ốc viết theo mùa gió chướng bị sóng biển đánh vào bờ. Người làng chài Bến Tre lại được hốt bạc từ lộc của biển cả trao tặng.

Ốc viết
• 10:33 07/08/2024

Rồng biển lá: Loài cá đến từ thế giới thần tiên

Rồng biển lá có khả năng “gây lú” cực mạnh không chỉ đối với các sinh vật biển khác mà còn đối với cả con người chúng ta. Bởi dù có tên là rồng lá (tên tiếng Anh là Leafy Seadragon) và có hình dáng như một con rồng đang uốn lượn nhưng thực chất chúng lại là một loài cá.

Phycodurus eques
• 09:40 05/08/2024

Mực ma cà rồng: Sinh vật có lai lịch và hành tung bí ẩn

Dưới lòng đại dương sâu thẳm và tăm tối, có một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị và hành tung hết sức bí hiểm trú ẩn, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là “mực ma cà rồng đến từ địa ngục”.

Mực ma
• 10:42 29/07/2024

Xuất khẩu sang Đài Loan: Bước tiến mới trong sản xuất tôm giống

Chiều 23/9/2024, tại Quảng Nam, Công ty Cổ phần Giống thủy sản Kim Hoàng chính thức xuất khẩu tôm giống sang Đài Loan với việc giao 2,5 triệu con tôm giống trị giá 10.000 USD cho Công ty Yong Sing Seafood Co., Ltd (Đài Loan). Sự kiện đánh dấu một bước tiến cần ghi nhận trong quá trình nghiên cứu, sản xuất tôm giống ở nước ta.

Tôm giống
• 23:57 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:57 28/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 23:57 28/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 23:57 28/09/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 23:57 28/09/2024
Some text some message..