Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm sụt giảm mạnh

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 3 tỉ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, mặt hàng chiếm tỉ trọng xuất khẩu lớn là tôm (năm 2014 chiếm khoảng 50%) đã có sự sụt giảm khá mạnh (khoảng 28%), đạt 1,3 tỉ USD.

sản phẩm tôm
Chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu tại nhà máy - Ảnh minh họa: TTXVN

Về thị trường tôm, ông Nguyễn Hoài Nam cho biết thông thường vào tháng 6, các nhà nhập khẩu từ Mỹ và châu Âu mua nhiều. Năm nay, xu hướng này không giống như những năm trước, nhu cầu giảm lại. Có thể là các nhà nhập khẩu đang trông chờ vào giá giảm, khi hiện nay nguồn cung của thế giới đang cao. Chẳng hạn như tôm chân trắng (70 con/kg) năm 2014 tại Ấn Độ vào khoảng 340 rupee/kg nhưng tháng 6/2015 chỉ còn 220 rupee/kg. Xu hướng giảm như vậy cũng diễn ra tại Thái Lan.

Đối với Việt Nam, giá tôm cũng giảm nhưng không nhiều như các nước trên. Có thể các nhà nhập khẩu đang cần hàng nhưng họ lại mua vào cầm chừng, ông Nguyễn Hoài Nam nhận định.

Xu hướng thứ 2 được ông Nguyễn Hoài Nam chỉ ra là về cỡ tôm. Mặt hàng tôm chân trắng đang là một xu hướng của các nhà nhập khẩu nhưng nhập cỡ nhỏ nhiều hơn. Vì vậy, đến nay, việc ký các đơn hàng cũng chưa nhiều, kể cả các nước như Ấn Độ, Thái Lan.

Điều đáng lưu tâm là đa số các thị trường nhập khẩu tôm đều giảm, đặc biệt nhất là thị trường Mỹ. Đây là thị trường lớn thường chi phối cả về lượng và giá. Liên tục từ đầu năm đến nay thị trường này có mức giảm khá lớn, tới 52%. Như trong tháng 5, Việt Nam xuất khẩu được nhiều nhất cũng chỉ được trên 48 triệu USD, giảm 46% so với tháng 5 năm ngoái. Các thị trường khác như Nhật Bản, ASEAN và Úc cũng giảm.

Ông Nguyễn Hoài Nam cho biết chỉ có 2 thị trường tăng nhưng lại là thị trường không nằm trong tính toán từ xưa đến nay của các doanh nghiệp là Anh và Singapore. Như Anh, trước đây, thị trường này mỗi tháng chỉ 3-4 triệu USD, nhưng tháng Năm đã nhập khoảng 9,5 triệu USD.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, nguyên nhân nghiêng nhiều hơn về khía cạnh thị trường chứ không phải là khía cạnh sản xuất. Thứ nhất là dịch bệnh hội chứng tôm chết sớm (EMS) được khắc phục nhiều ở các nước sản xuất lớn nên nguồn cung toàn cầu đã tăng từ 3,4 triệu tấn lên 3,6 triệu tấn. Cộng với có những ưu đãi thuế quan nên châu Âu nghiêng về nhập tôm của châu Mỹ nhiều hơn là châu Á.

Lý do thứ hai là nhu cầu của các thị trường chính (tính thời điểm tháng Sáu, thời điểm cao điểm nhất của thị trường) thấy rằng vẫn đang yếu hơn so với mọi năm. Lý do thứ ba là giá giảm. Khi giá giảm để cân đối cung cầu thì việc ký đơn hàng hay tập trung nguồn hàng sẽ khác với mọi năm.

Qua đánh giá tình hình xuất khẩu mặt hàng tôm, ông Nguyễn Hoài Nam cho rằng xuất khẩu được 3,9 tỉ USD từ mặt hàng tôm như năm ngoái đã là con số thành công.

Theo TTXVN, Vietnam+/Phú Yên Online, 10/07/2015
Đăng ngày 11/07/2015
Kinh tế
Bình luận
avatar

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 09:48 20/09/2024

Dự đoán giá tôm tăng cao ở size 40 con/kg trở xuống do nghịch vụ

Trong thời gian gần đây, một xu hướng đang dần rõ nét là giá tôm có size 40 con/kg trở xuống có khả năng tăng cao, đặc biệt là do ảnh hưởng của tình trạng nghịch vụ. Nghịch vụ là khi chu kỳ sinh trưởng của tôm và điều kiện thời tiết không khớp với nhu cầu thị trường, dẫn đến sản lượng không đạt yêu cầu.

Thu hoạch tôm
• 09:56 19/09/2024

Dự đoán giá thủy sản tăng mạnh vào cuối năm 2024: Xu hướng và cơ hội cho người nuôi

Nửa cuối năm 2024, ngành thủy sản dự kiến sẽ chứng kiến một đợt tăng trưởng mạnh mẽ, mang lại nhiều cơ hội quý báu cho người nuôi. Sự khôi phục nhu cầu toàn cầu, đặc biệt là tại các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc và EU, cùng với những thay đổi về chính sách thương mại và biến động giá, hứa hẹn sẽ thúc đẩy giá trị xuất khẩu thủy sản lên một tầm cao mới.

Xuất khẩu thủy hải sản
• 09:45 19/09/2024

Chống bán phá giá: Hiểu đúng để bảo vệ ngành tôm xuất khẩu

"Chống bán phá giá" nghe có vẻ phức tạp, nhưng thực chất là việc các quốc gia bảo vệ ngành sản xuất trong nước bằng cách áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu được bán với giá quá thấp so với giá sản xuất. Khi xuất khẩu tôm, các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ quy định này để tránh rủi ro bị áp thuế.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:46 18/09/2024

Kiểm dư lượng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã làm dấy lên lo ngại về sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Kiểm tra dư lượng hóa chất và kháng sinh là biện pháp quan trọng giúp đảm bảo sản phẩm thủy sản an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nội địa và quốc tế.

Mẫu tôm
• 12:39 20/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 12:39 20/09/2024

Nghiên cứu các quy định để giảm thiểu tình trạng kháng thuốc

Nhu cầu toàn cầu về sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển đáng kể của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất thâm canh đã tạo ra những thách thức về sức khỏe cho vật nuôi, dẫn đến việc sử dụng kháng sinh bừa bãi để phòng ngừa và điều trị bệnh ở động vật thủy sản.

Kiểm kháng sinh
• 12:39 20/09/2024

ShellBank - Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển

Ngày 17.9, tại thủ đô Hà Nội, Cục Kiểm ngư ( Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng TRAFFIC Việt Nam tổ chức Tập huấn “Giới thiệu ShellBank – Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển và hiệu quả sử dụng góp phần thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển tại Việt Nam.

Tiến sĩ Christine Madden
• 12:39 20/09/2024

Đặc điểm các loài cá hường ở đồng bằng sông Cửu Long

Cá được cho là loài di nhập, nhưng không có tài liệu nào đề cập vấn đề này. Ở ĐBSCL, chúng thường được nuôi ghép trong ao với một số loài khác. Cá cũng tìm thấy ở khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An), chúng sống thành bầy đàn và một số cá thể có kích thước lớn hơn 500 g, trong khi cá ở các ao nuôi thường có khối lượng nhỏ hơn 200g.

Đồng bằng sông Cửu Long
• 12:39 20/09/2024
Some text some message..