Kim Sơn - Ninh Bình: Đã thả nuôi 2.115 ha tôm

Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ vụ 1 của huyện Kim Sơn năm nay là 2.115 ha, trong đó: Diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 1.985 ha, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp và bán công nghiệp 130 ha.

Kim Sơn - Ninh Bình: Đã thả nuôi 2.115 ha tôm
Ao đầm nuôi thả tôm tại xã Kim Hải

Bám sát lịch thời vụ, ngay từ những ngày đầu tháng 4 thời tiết thuận lợi, các hộ nuôi trồng thủy sản triển khai xuống giống vụ 1/2019. Đến thời điểm này đã có 34,031 triệu con tôm giống được nuôi thả. Trong đó tôm sú 13,8 triệu con, tôm thẻ chân trắng 20,031 triệu con. Hiện tại, tôm nuôi sinh trưởng và phát triển tốt.

Để có một vụ nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao, tránh rủi ro dịch bệnh, ngay từ đầu vụ, các ngành chức năng và các địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến lịch thời vụ, tăng cường hướng dẫn kỹ thuật cải tạo ao đầm, kỹ thuật nuôi thả và phòng trừ dịch bệnh ở tôm cho các hộ nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, các yếu tố đảm bảo độ mặn, độ pH, độ trong của nước, hàm lượng ôxi hòa tan ở ngưỡng có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm cũng được các cơ quan chức năng và các địa phương quan tâm thực hiện. UBND huyện đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, kiểm soát vận chuyển giống thủy sản lưu thông trên địa bàn từ 01/3/2019 - 15/4/2019. Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển buôn bán giống tôm vào vùng nuôi phải có đầy đủ các điều kiện theo quy định và chấp hành nghiêm lịch thời vụ. Xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm về kinh doanh, vận chuyển buôn bán giống tôm vào vùng nuôi…đảm bảo 100% con giống được kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào vùng nuôi.

Cùng với việc xuống giống vụ 1, các hộ nuôi trồng thủy sản tiến hành thu hoạch sản lượng thủy sản. Đến trung tuần tháng 4, toàn huyện đã thu được 3.806 tấn thủy hải sản các loại. Trong đó; ngao 3.450 tấn, tôm 116 tấn, cua xanh 18 tấn, rong câu 135 tấn còn lại là thủy sản khác.

Báo Ninh Bình
Đăng ngày 22/04/2019
Nguyễn Chinh
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 23:27 20/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 23:27 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 23:27 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 23:27 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 23:27 20/11/2024
Some text some message..