Kinh nghiệm nuôi ngọc trai nước ngọt bóng đẹp

Theo anh Trương Đình Tùng, để thu được ngọc trai sáng, đẹp ngoài việc nuôi trong môi trường nước sạch thì cần cấy ngọc công phu, tỉ mỉ.

Kinh nghiệm nuôi ngọc trai bóng đẹp của chàng trai 26 tuổi
Để có được hạt ngọc sáng, bóng, đẹp đòi hỏi kỹ thuật cầu kỳ. Ảnh: saffronart.com

Sau khi học hỏi kinh nghiệm từ mô hình nuôi trai nước ngọt của người bạn ở tỉnh Ninh Bình, anh Trương Đình Tùng, 26 tuổi (thôn Dạo Lưới, xã Đông Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) bắt tay vào gây dựng trại nuôi trai tại quê hương. 

Anh Trương Đình Tùng là một trong những người triển khai thành công mô hình nuôi trai lấy ngọc trong môi trường nước ngọt. Trước đây, đa phần mọi người chỉ biết tới mô hình nuôi trai lấy ngọc trong môi trường nước mặn.   

Nhận thấy tiềm năng của mô hình, anh Tùng ở lại một năm tại trang trại nuôi trai của bạn để học, tích lũy kinh nghiệm. Tháng 6/2016, Tùng trở về quê quyết tâm khởi nghiệp. Khi đưa ra quyết định, bố mẹ anh phản đối kịch liệt, cho rằng anh không học  qua trường lớp liên quan đến nông nghiệp, sẽ không có kiến thức về nghề nuôi trai. Bố mẹ Tùng giải thích, từ xưa đến nay, chưa thấy ai nuôi, cấy ghép trai lấy ngọc từ nước ngọt bao giờ. Họ không tin con trai mình có thể làm được điều đó. Bỏ qua những lời ngăn cản của gia đình, Tùng quyết tâm khởi nghiệp. Chàng trai trẻ tận dụng ao nhà cạnh hồ Suối Nứa, nguồn nước quanh năm trong mát.Tùng nuôi 10.000 con trên diện tích mặt nước 5 sào với nguồn trai giống từ Yên Dũng, Bắc Giang.

Thời gian đầu, anh Tùng gặp phải nhiều khó khăn. Thời tiết không ủng hộ, nhiệt độ ngoài khu nuôi cao, trai bị chết nhiều. Khi phát hiện ra vấn đề, Tùng nhanh chóng thay đổi phương thức nuôi, điều chỉnh kỹ thuật và chọn lọc, thử nghiệm để tìm được môi trường phù hợp.

Anh cho biết, nhờ phương pháp nuôi, cấy ngọc trai công phu, anh đã thu được loại ngọc sáng bóng, đẹp mắt và chất lượng đồng đều. Để tìm ra phương pháp, anh thí điểm ở các sông, hồ với độ sâu khác nhau. Sau khi quan sát trai thích nghi tốt ở môi trường nào, độ sâu bao nhiêu, anh sẽ tiến hành cấy trai số lượng lớn ở vị trí đó.

Theo anh, trong nghề nuôi trai lấy ngọc, ngoài môi trường nước vệ sinh, nhiệt độ phù hợp, thức ăn đảm bảo, kỹ thuật cấy ghép tế bào trai được đánh giá là công đoạn khó và tỉ mỉ nhất.


Mô hình nuôi thả trai trên ao của anh Tùng. Ảnh: NVCC

Theo kinh nghiệm của anh Tùng, sau 2 năm, một lứa trai sẽ cho thu hoạch. Sau khi chọn giống và để thuần trong 10-20 ngày, người nuôi sẽ đưa vào bể dưỡng 24-48h để trai nhả bùn.  

Tiếp đó là công đoạn cấy ngọc vào trai. Thay vì cấy vào nội tạng như trai nước mặn, người nuôi sẽ tiến hành cấy vào túi tinh tùy theo kích cỡ của trai cộng với cấy ghép mô tế bào. Cấy ghép xong, trai được thả vào trong bể chứa và theo dõi.

Sau đó, người nuôi đựng trai cố định trong túi lưới và treo xuống ao, cách làm này giúp vị trí con trai không bị lệch, hạt ngọc mới tròn. Túi trai ngâm sâu trong nước khoảng từ 50-100cm. Khi công đoạn này hoàn tất, người nuôi sẽ sẽ tiếp tục chăm sóc và chờ đến ngày thu hoạch.   

Trong suốt quá trình này, nguồn nước cũng phải tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Khi mới bắt đầu, phải xem nguồn nước có bị phèn chua không, không ở gần các khu công nghiệp dễ bị ô nhiễm. Nhiệt độ nước phải luôn duy trì từ 20-30 độ C. Nhiệt độ nước quá cao hoặc thấp quá sẽ khiến cho trai chết.

Đặc biệt, một năm cần phải thay ít nhất lần nước để đảm bảo tỷ lệ trai sinh trưởng tốt. Sau 2 năm, trai sẽ phủ lên hạt ngọc đã cấy những lớp ngọc và tăng dần kích thước. 

Thức ăn chính của trai là tảo. Trong ao nuôi trai, anh Tùng còn nuôi kết hợp cá chép để cá khoắng bể, giúp tảo bám vào thành túi, cung cấp thức ăn cho trai.



Hiện, ao nuôi của anh Tùng vẫn chưa bước vào thu hoạch. Tuy nhiên, qua kiểm tra chất lượng ngọc, bước đầu, anh đã thu được loại ngọc có kích thước đảm bảo, màu sắc sáng bóng, chất lượng cao. 

Từ thành công bước đầu của mô hình nuôi trai của anh Tùng, cơ quan chuyên môn của tỉnh Bắc Giang đang xây dựng đề tài nghiên cứu để đánh giá toàn diện, từ đó nhân rộng nghề nuôi trai lấy ngọc trên địa bàn.

VnExpress
Đăng ngày 27/06/2018
Vũ Dậu
Kỹ thuật

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:58 29/11/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 18:28 12/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 18:28 12/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 18:28 12/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 18:28 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:28 12/12/2024
Some text some message..