Kinh nghiệm sản xuất cá giống bằng nước giếng khoan

Nước sông ngày càng ô nhiễm, ông Phạm Văn Quất (Hải Dương) dùng nước giếng khoan ương thành công 700 triệu con cá giống mỗi năm.

Kinh nghiệm sản xuất cá giống bằng nước giếng khoan
Mỗi năm, trại giống Dung Quất của ông cung cấp khoảng 700 triệu con cá giống các loại cho miền Bắc, miền Trung. Ảnh: Bizmedia

Hơn 30 năm qua, ông Phạm Văn Quất (ở thôn Bằng Bộ, xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện, Hải Dương) sản xuất, kinh doanh tất cả các giống cá nước ngọt, kể cả các con giống khó sinh sản như trê đồng, lăng, nheo. Tổng diện tích mặt nước nhân nuôi cá giống là 7,5ha, bao gồm 39 ao nuôi chuyên biệt và 10 lồng máy ấp trứng cá. Đây được coi là một trong những trại sản xuất cá giống tư nhân lớn nhất miền Bắc. 

Toàn bộ bờ ao, thành ao, ông Quất kè cứng bằng bê tông tới sát đáy. Máy bơm nước, máy phát điện dự phòng, lưới cụ và xe ô tô vận tải… đều được trang bị đầy đủ. Đây cũng chính là yếu tố giúp cơ sở luôn sẵn sàng cho chuyên chở cá giống đến mọi nơi, mọi lúc theo yêu cầu khách hàng.

Suốt hơn 30 năm gắn bó với nghề nuôi cá giống, một trong những bí quyết sản xuất cá giống thành công của ông Quất là dùng nước giếng khoan cho trại nuôi. Ông lựa chọn phương pháp này bởi nhiều năm trở lại đây, nước sông trên địa bàn có dấu hiệu bị ô nhiễm. Trong khi đó, cá giống rất mẫn cảm với môi trường nước nếu sử dụng nước sông cho sản xuất cá giống sẽ gặp rủi ro. 

Bên cạnh đó, địa phương sẵn có nguồn nước ngầm rất trong, không bị kết váng ô xít sắt và một số độc tố khác. Ngoài ra, nước giếng khoan rất mát về mùa hè, khá ấm về mùa đông. Dùng nước giếng khoan cho nhân nuôi cá giống thì không cần sử dụng thêm biện pháp chống nóng hoặc rét cho cá nên quá trình nuôi và chăm sóc cá rất tiện lợi. 

Trong quá trình nuôi, để cá phát triển khỏe mạnh, đồng đều, ngoài nguồn nước giếng khoan đảm bảo, ông Quất cũng chỉ dùng các chế phẩm sinh học và thức ăn công nghiệp cho cá từ các nhà sản xuất có uy tín như: chế phẩm xử lý nước ao Clorine Ấn Độ, cám cá Cargill (Mỹ), cám cá De heus (Hà Lan), cám cá Kinh Bắc (Việt Nam)…


Các hệ thống bể ương trong nhà. Ảnh: hoinongdan.org

Bên cạnh đó, để theo kịp với nhu cầu của thị trường, cân bằng sản xuất, ông luôn tìm hiểu xu thể và dự báo của thị trường để xây dựng kế hoạch sản xuất từng chủng loại con giống. Đồng thời, ông cập nhật kịp thời các tiến bộ kỹ thuật nhân nuôi cá giống mới. Mỗi năm, ông lại chọn lọc và nhập cá giống bố mẹ mới để lai tạo tránh hiện tượng đồng huyết, kết hợp với các trang thiết bị ấp nở giống hiện đại nên con giống khỏe mạnh, chất lượng cao. 

Hiện, trung bình mỗi năm, trại cá của ông sản xuất và cung ứng ra thị trường được hơn 700 triệu con cá giống các loại. Sau khi trừ toàn bộ chi phí, lợi nhuận thu về mỗi năm đạt khoảng 1,5 tỷ đồng. 

VnExpress
Đăng ngày 02/07/2018
Vũ Dậu
Nuôi trồng

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 08:00 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 08:00 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 08:00 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:00 26/01/2025

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 20:39 02/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 20:39 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 20:39 02/02/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 20:39 02/02/2025

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 20:39 02/02/2025
Some text some message..